menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Xuân Hòa

Doanh nghiệp số không muốn 'đơn thương độc mã' trước sân chơi toàn cầu

Nhiều doanh nghiệp Việt đang hoang mang bởi đã thực hiện các thủ tục đăng ký sở hữu ở cả Việt Nam và nước ngoài nhưng vẫn xảy ra tranh chấp.

Doanh nghiệp Việt "đơn độc” khi ra thị trường quốc tế

Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nội dung số bày tỏ tâm tư khi tham gia toạ đàm "Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp Việt trên môi trường số" do Câu lạc bộ nhà báo Công nghệ thông tin tổ chức.

Theo ông Nguyễn Ngọc Hân, CEO Thủ đô Multimedia, nhiều doanh nghiệp Việt đang hoang mang bởi đã thực hiện các thủ tục đăng ký sở hữu ở cả Việt Nam và nước ngoài nhưng vẫn xảy ra tranh chấp, hậu quả là mất thời gian, nguồn lực. Do đó, các doanh nghiệp kêu gọi sự đồng hành và những giải pháp tổng thể để phát triển.

Là một đơn vị đang vướng phải tranh chấp bản quyền ở nhiều thị trường quốc tế, ông Tạ Mạnh Hoàng, CEO Sconnect cho biết doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn khi đối thủ (Entertainment One UK Limited) lợi dụng chính sách của các nền tảng xuyên biên giới để cạnh tranh không lành mạnh trong vụ việc “sói Wolfoo” và “lợn Peppa”.

Đến nay, hoạt động của Sconnect bị gián đoạn khi phải dồn nguồn lực triển khai thủ tục pháp lý và không thể kinh doanh với đối tác. Do đó, sự đồng hành của các cơ quan quản lý, hiệp hội có ý nghĩa lớn với doanh nghiệp khi phát sinh tranh chấp quốc tế.

Ở góc nhìn của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mới, theo ông Nguyễn Quang Tuấn, Phó Tổng giám đốc Ant Group, các lĩnh vực khác như xuất khẩu gạo, cá tra… gặp trở ngại khi ra nước ngoài thì có Bộ Công Thương hay các hiệp hội hỗ trợ. Nhưng với các công ty sản xuất nội dung số Việt Nam dù làm ra những sản phẩm tốt, mang về doanh thu lớn nhưng khi gặp khó khăn hay bị tranh chấp bản quyền, bị cạnh tranh bởi những doanh nghiệp mạnh ở nước ngoài thì không biết dựa vào đâu. “Chúng tôi cảm thấy cô đơn trên thị trường quốc tế và mong muốn được sự đồng hành của các cơ quan nhà nước khi đi ra nước ngoài”, ông Tuấn nói.

Đồng hành cùng doanh nghiệp nội dung số

Doanh nghiệp số không muốn 'đơn thương độc mã' trước sân chơi toàn cầu
Ông Võ Thanh Hải, CEO Viettel Media

Theo ông Võ Thanh Hải, CEO Viettel Media, vi phạm bản quyền tại Việt Nam là một bài toán nhức nhối. Tuy nhiên, trong thời gian qua, với sự tham gia quyết liệt của Bộ Thông tin & Truyền thông và các bộ ngành, vấn đề vi phạm bản quyền đã cải thiện đáng kể. “Vai trò của nhà nước và cơ quan quản lý đứng ra thúc đẩy quá trình này và trực tiếp đàm phán với các doanh nghiệp, nền tảng quốc tế rất rõ nét. Điều đó tạo nền tảng cho bước tiến tiếp theo là bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp trong nước”, ông Hải nói.

Ông Trần Lê Hồng, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ chia sẻ, quyền sở hữu trí tuệ là vấn đề phức tạp, có chuyên môn sâu, nếu không có sự trợ giúp về chuyên môn đúng thì khó giải quyết các vụ việc. Do đó, ông Hồng cho rằng doanh nghiệp cần tiếp cận một cách rõ ràng, chuyên nghiệp, đặc biệt là phải đầu tư nhân lực cho lĩnh vực này.

Doanh nghiệp số không muốn 'đơn thương độc mã' trước sân chơi toàn cầu
Ông Trần Lê Hồng, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ.

Ông Hồng cho hay, nhãn hiệu là một trong những đối tượng bị xâm phạm nhiều trên Internet và thương mại điện tử. Trong bối cảnh kinh doanh xuyên quốc gia, phải xác định việc đăng ký ra nước ngoài là vô cùng quan trọng và cần có chiến lược để bảo vệ nhãn hiệu của mình tại những thị trường đó. “Khởi nghiệp trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo cần chú trọng đến việc bảo vệ mình. Các doanh nghiệp start up có nguồn lực hạn chế nhưng nếu không tính đến những yếu tố cạnh tranh nhất là về sở hữu trí tuệ và nhãn hiệu thì chỉ cần một vụ việc về pháp lý, chúng ta sẽ mất hoàn toàn khả năng hoạt động”, ông Hồng nói.

Trở lại với CEO Viettel Media, vị này cho hay trong khi các doanh nghiệp nhất là startup còn hạn chế về nguồn lực thì sự hỗ trợ của cơ quan Nhà nước có vai trò quan trọng. Các vi phạm truyền thống như website lậu rất khó quản lý được bởi trang web này đóng, nội dung sẽ được đưa lên trang khác. Việc chặn domain, website lậu chưa có cơ chế chặt chẽ và nhanh chóng để thực thi. Nếu chặn được những đối tượng này một cách hiệu quả, môi trường kinh doanh tại Việt Nam sẽ được cải thiện rất nhiều, giúp cho nền kinh tế nói chung.

Ông Võ Thanh Hải cũng đánh giá, Trung tâm Bảo vệ các sản phẩm nội dung số (Cục PTTH và TTĐT, Bộ Thông tin & Truyền thông) vừa được thành lập đóng vai trò tích cực và trọng yếu trong vấn đề này, tạo ra cơ chế để các doanh nghiệp đăng ký bản quyền, có phương pháp làm việc về mặt kỹ thuật, liên quan đến những biện pháp của nhà mạng. “Nhà mạng tự chặn rất khó vì phát sinh lưu lượng data, doanh thu… Nhưng nếu có sự tham gia của cơ quan quản lý một cách triệt để và nhanh chóng, không cần văn bản, công văn, giấy tờ, đấy là cái chúng ta hoàn toàn có thể làm được để bảo vệ quyền lợi chính đáng đối với cộng đồng sáng tạo - một cộng đồng mong manh, thiếu nguồn lực”.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại