Doanh nghiệp SME có thêm cơ hội vay vốn
Ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, các ngân hàng tung gói hỗ trợ nhằm giúp nhóm SME có thêm lựa chọn tài chính khả thi, để tái cơ cấu sản xuất và kinh doanh an toàn từ nay đến cuối năm 2020.
Thực trạng của doanh nghiệp SME
Tính đến hết năm 2019, doanh nghiệp nhỏ và vừa(SME) chiếm khoảng 97% các doanh nghiệp Việt Nam. Dù chiếm tỉ lệ cao và giữ vai trò quan trọng nhưng khối doanh nghiệp này luôn đối diện nhiều thách thức. Bức tranh chung về các SME qua điều tra năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019 cho thấy, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp chính là: nguồn vốn (62%), nguồn khách hàng (60%), nhà xưởng (55%), pháp lý (45%)...
Còn trên thế giới, theo khảo sát của công ty cung cấp dữ liệu Statista, 79% các doanh nghiệp SME cho rằng thách thức của họ là thu hút khách hàng mới. Đây là một vấn đề mà rất nhiều doanh nghiệp phải vật lộn, không ngoại trừ cả những người chơi lớn. Các công ty lớn hơn với lịch sử vang dội đằng sau thường dễ dàng thu hút khách hàng mới.
Để bù đắp cho lịch sử còn non trẻ của mình, SME cần công nghệ và một số vốn lớn để tiếp cận khách hàng trong thời đại số. Tuy nhiên, điều đó khá khó thực hiện dù hiện nay cho vay dễ tiếp cận hơn nhiều so với những năm trước.
Nhiều doanh nghiệp SME bị các ngân hàng từ chối cho vay với vô vàn các lý do, chẳng hạn như hệ thống sổ sách, báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa thực sự rõ ràng minh bạch… Hoặc lãnh đạo của doanh nghiệp SME có xu hướng vay ồ ạt đầu tư mua sắm tài sản cố định nhất thời, mà không nghĩ đến liệu có thể lấy lại bằng doanh thu. Rồi sau một thời gian tồn kho vốn liếng bị trì trệ, lúc đó mới nghĩ cách hoàn vốn thì đã muộn.
Vốn và điều kiện kỹ thuật lạc hậu ảnh hưởng đến chiến lược và hoạt động kinh doanh. Muốn mở rộng phát triển kinh doanh cũng khó khi “cái khó bó cái khôn”, thiếu vốn đầu dẫn đến hụt đuôi lợi nhuận.
Thiếu vốn đầu tư, hầu hết các doanh nghiệp SME phải “khiêm nhường” làm việc trong những văn phòng chật hẹp và “nghèo nàn” về cơ sở vật chất. Tất cả những cái đó là những “sát nhân” âm thầm giết chết động lực làm việc và tinh thần sáng tạo của nhân sự doanh nghiệp và tạo thành một vòng luẩn quẩn, khó khăn cứ tiếp tục chồng chất.
Các ngân hàng đồng loạt hỗ trợ cho vay vốn
Mỗi năm, Nhà nước đều có gói hỗ trợ các doanh nghiệp SME như “Chương trình ưu đãi tín dụng “SME Success” thường niên hay gần đây nhất là gói tín dụng kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp với tổng số vốn 274.450 tỷ đồng trong 6 tháng cuối năm nay. Tuy nhiên, rất ít doanh nghiệp SME có thể tiếp cận được nguồn vốn. SME như một người thấp cổ bé họng, kêu gào không ai nghe tới.
Trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19 đang tái diễn tại Việt Nam thì các doanh nghiệp SME càng khó khăn hơn khi không có nguồn vốn dự trữ để duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Họ chỉ còn có thể chờ đợi các ngân hàng triển khai những gói hỗ trợ cụ thể dành riêng cho mình.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng. Nguyên nhân bởi vì nhiều doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện vay, quá trình trình xét duyệt chậm, thiếu hồ sơ, sai hồ sơ, thủ tục chưa đảm bảo,... Đặc biệt, trong thời gian dịch bệnh COVID-19, ngân hàng dù muốn hỗ trợ nhưng doanh nghiệp cũng phải đảm bảo sự an toàn và hiệu quả cho dòng vốn. Nếu không đảm bảo được điều này thì các ngân hàng dù rất muốn cấp vốn nhưng cũng rất khó hỗ trợ.
Một trở ngại nữa trong việc vay vốn là lãi suất tại một số ngân hàng khá cao khiến các doanh nghiệp nhỏ vẫn còn e ngại tiếp cận. Những nguyên nhân đó vô tình có thể làm các doanh nghiệp tuột mất cơ hội đầu tư.
Có thể nói là bên cho vay và bên vay cần có sự phối hợp nhuần nhuyễn với nhau. Để được các ngân hàng tạo điều kiện về vốn thì phía doanh nghiệp cũng cần phối hợp với các ngân hàng trong công tác thực hiện hồ sơ vay như: Đầy đủ hồ sơ; Đúng thời hạn gửi hồ sơ; Có kế hoạch phát triển...
Nếu như đáp ứng đầy đủ những yêu cầu trên thì việc vay vốn không quá khó. Đến thời điểm hiện tại, rất nhiều ngân hàng đã đưa ra các chương trình ưu đãi nhằm hỗ trợ doanh nghiệp SME trong mùa dịch.
Ngân hàng MSB ra mắt gói tín dụng siêu tốc cho doanh nghiệp với hạn mức lên đến 10 tỷ đồng; VietinBank có chương trình ưu đãi VietinBank SME Stronger; SCB triển khai chương trình ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp; Sacombank dành 1.000 tỷ đồng hỗ trợ cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển kinh doanh sau đại dịch COVID-19.
Đặc biệt tại ABBANK, chương trình "Tiếp vốn nhanh - Tăng trưởng kinh doanh" hỗ trợ cho doanh nghiệp SME tái khởi động và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh sau giai đoạn khó khăn bởi COVID-19 sẽ được áp dụng mức lãi suất cho vay ưu đãi chỉ từ 6,5%/ năm.
Hoặc bộ đôi sản phẩm tín dụng dành riêng cho nhóm khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ của ABBANK với chính sách linh hoạt, cải tiến hơn giúp các doanh nghiệp siêu nhỏ có thể dễ tiếp cận nguồn vốn hơn.
Cụ thể là gói “SSE Biz Loan – Cấp tín dụng đối với doanh nghiệp siêu nhỏ đảm bảo 100% bằng bất động sản, sản phẩm huy động” có mức ưu đãi tỷ lệ ký quỹ khi phát hành L/C, bảo lãnh là 0% hoặc gói “SSE Flex – Cấp tín dụng linh hoạt dành cho khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ” với đa dạng loại tài sản bảo đảm và được xem xét cấp một phần hạn mức không tài sản bảo đảm đến 60% hạn mức tín dụng. Cả hai gói sản phẩm đều được thiết kế mức cấp tín dụng lên đến 10 tỷ đồng, tỷ lệ cho vay có thể lên đến 99% giá trị tài sản đảm bảo và thời hạn cấp tín dụng tối đa 120 tháng.
Gói cho vay của ABBANK không những giúp các doanh nghiệp siêu nhỏ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh, tái cơ cấu sản xuất trong nửa cuối năm 2020 mà còn là giải pháp phù hợp với các doanh nghiệp siêu nhỏ thông qua cam kết về thủ tục vay đơn giản, tối giản chứng từ cung cấp và lãi suất cho vay cạnh tranh.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận