Doanh nghiệp liên tục trì hoãn thanh toán trái phiếu
Chỉ trong 3 tuần đầu tháng 7, 11 doanh nghiệp công bố chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu, tổng giá trị 10,134 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp trong số này lựa chọn
Doanh nghiệp bất động sản tiếp tục chiếm áp đảo trong nhóm chậm thanh toán trái phiếu. Như Saigon Glory đã thông báo chậm thanh toán 4 lô trái phiếu, đang nợ tiền gốc 4.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp đã thực hiện Hội nghị người sở hữu trái phiếu, để lấy ý kiến xin gia hạn. Tuy nhiên, số lượng tham dự không đủ để tổ chức.
Doanh nghiệp khác là Công ty TNHH Đầu tư và Bất động sản Diên Vĩ rời ngày thanh toán lãi hơn 28 tỷ đồng của 3 lô trái phiếu.
CTCP Đầu tư Việt Tâm chậm trả 15 tỷ đồng tiền lãi lô trái phiếu VTICH2125001, của đợt thanh toán 3/7. Doanh nghiệp cũng thông báo lùi thời gian thanh toán lãi trong đợt tháng 10/2023 và 1/2024 sang chậm nhất tháng 9/2024 và tháng 12/2024 (gia hạn gần 1 năm). Tổng tiền lãi bị chậm toán vào khoảng 46 tỷ đồng.
Nhiều doanh nghiệp đã cơ cấu lại hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu (dữ liệu: SSI)
Sau sự cố Vạn Thịnh Phát cuối năm 2022, hoạt động mua lại trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản diễn ra khá mạnh mẽ, nhưng đã chậm lại kể từ khi Nghị định 08 được ban hành. Theo số liệu từ Trung tâm phân tích và tư vấn đầu tư của Chứng khoán SSI (SSI Research), quý II năm nay hoạt động mua lại trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản đạt 24.700 tỷ đồng trong quý II. Kết quả này giảm mạnh so với 2 quý trước, trong quý IV giá trị mua lại lên tới 34.800 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp bất động sản đang có xu hướng hoãn thanh toán trả lãi hoặc nợ gốc. Nghị định 08/2023 về trái phiếu phát hành riêng lẻ đã tạo ra hành lang pháp lý để tổ chức phát hành có thể hoãn trái phiếu hiện tại lên đến hai năm hoặc chuyển đổi trái phiếu thành tài sản khác.
Tuy nhiên, theo SSI Research, Nghị định này cũng tạo ra tâm lý trì hoãn việc thanh toán trái phiếu càng lâu càng tốt từ phía nhà phát hành. Ước tính, số tiền gốc trái phiếu đã thành công thực hiện điều chỉnh hoãn nợ gốc/điều chỉnh lãi suất, hoặc chuyển đổi trái phiếu lên tới 66.000 tỷ đồng.
"Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam dường như đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất, ít nhất trong ngắn hạn nhờ các động thái từ Chính phủ. Tuy nhiên, các giải pháp hiện tại mang tính ngắn hạn, thiên về hỗ trợ cho các tổ chức phát hành, không thể lập tức khôi phục được niềm tin của nhà đầu tư", SSI Research nhận định.
Theo dữ liệu của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam, 3 tuần đầu tháng 7, các doanh nghiệp đã thực hiện mua lại gần 13.000 tỷ đồng. Tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại trước hạn lũy kế từ đầu năm đến nay đạt hơn 130.000 tỷ đồng (tăng 33% so với cùng kỳ năm 2022). Ngân hàng là nhóm ngành dẫn đầu về giá trị mua lại, chiếm hơn 52% tổng giá trị mua lại trước hạn.
Trong phần còn lại của năm, tổng giá trị trái phiếu đến hạn là hơn 145.000 tỷ đồng. 49% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn thuộc nhóm bất động sản và 18% thuộc nhóm ngân hàng.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận