menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Ninh Pro

Điều gì đứng sau thành công của DGW (Phần 1)

Ở phần đầu bài viết này mình xin chia sẻ những phân tích đầu tiên mà trong 3 năm mình theo đuổi mẫu hình các cổ phiếu thì DGW là 1 mẫu hình hoàn hảo.

LƯU Ý: Bài viết này mình không phím hàng cũng như khuyến nghị cổ phiếu vì thực tế chúng tôi đã phân tích khuyến nghị rất nhiều DGW từ rất lâu rồi.

Phần 1. Sự thành công với Xiaomi ở thị trường Việt Nam của DGW.

Năm 2016 sau sự sụp đổ của tượng đài Nokia khi công ty này bán lại cho HMD global tại Trung Quốc. Là nhà phân phối các sản phẩm của Nokia. Digiwold bị ảnh hưởng nặng nề thị giá rơi từ 15.000 vnđ xuống cồn 5000 vnđ cổ phiếu. Và cũng chính từ thời điểm này vào đầu năm 2017 hợp tác với Xiaomi được coi là apple Châu Á thời đấy giờ có lẽ là quyết định đúng đắn nhất của ban lãnh đạo DGW.

Mới đầu khi xiaomi mới về Việt Nam thì với tâm lý bài Tàu chuộng hang ngoại có lẽ sẽ là thách thức rất lớn cho cả DGW và Xiaomi. Khi mà tại thời điểm đó Xiaomi cũng chỉ là hãng “nhái” thiết kế Iphone và Samsung.Thế nhưng chỉ sau 3 năm xuất hiện trên thị trường smart phone Xiaomi cùng DGW đã có 1 chỗ đứng nhất định trên thị trường smart phone Việt và điều này đến từ chiến lược phát triển thị trường của DGW (Market Expansion Service – MES),

Phân phối smartphone trên thị trường với mức giá rẻ bất ngờ.

Có nhiều cái đã cũ và ko còn đúng vs Xiaomi hiện tại nữa rồi. Trong quá khứ thì rêu rao cũng được, giờ thì cần cập nhật thêm. Đầu tiên là "Dây chuyền sản xuất đủ lớn, vòng đời sản phẩm dài" thiếu 1 cái quan trọng nhất là "chi phí nghiên cứu và phát triển" của sản phẩm.

Đối vs các hãng như Apple, Samsung, Sony,... họ thường hay tung ra 1 sản phẩm mang tính tiên phong, đc đầu tư nhiều chất xám để mở đường. Chi phí nghiên cứu cho sản phẩm này là rất lớn, chi phí quảng bá truyền tải đến công chúng còn lớn hơn nhằm làm cho khách hàng biết đến rộng rãi. Sau sản phẩm này (giả định đạt thành công lớn về doanh số, danh tiếng,...) thì công ty có thể chưa hồi vốn ngay do chi phí ban đầu chi rất hoành tráng, nhưng họ sẽ tận dụng những kinh nghiệm thu được trong quá trình phát triển, thành phần linh kiện, thiết kế,... để chạy cho các sản phẩm tiếp theo. Và ở sản phẩm sau, chi phí đc giảm đi rất đáng kể, cả việc sản xuất cũng dễ hơn và thành thạo hơn, lúc này chi phí marketing thường giảm so với ngân sách của sản phẩm đầu hoặc duy trì ở mức hợp lí, vì đã có danh tiếng từ trước rồi, đây mới là lúc sinh lời bắt đầu. Tương tự sản phẩm tiếp sau, tận dụng những gì có thể từ trước để lại, cải tiến 1 số thứ, thêm vào 1 số thứ, và sinh lời càng nhiều hơn.

Sau sản phẩm này (giả định đạt thành công lớn về doanh số, danh tiếng,...) thì cty có thể chưa hồi vốn ngay do chi phí ban đầu chi rất hoành tráng, nhưng họ sẽ tận dụng những kinh nghiệm thu đc trong quá trình phát triển, thành phần linh kiện, thiết kế,... để chạy cho các sản phẩm tiếp theo. Và ở sản phẩm sau, chi phí đc giảm đi rất đáng kể, cả việc sản xuất cũng dễ hơn và thành thạo hơn, lúc này chi phí marketing thường giảm so với ngân sách của sản phẩm đầu hoặc duy trì ở mức hợp lí, vì đã có danh tiếng từ trước rồi, đây mới là lúc sinh lời bắt đầu. Tương tự sản phẩm tiếp sau, tận dụng những gì có thể từ trước để lại, cải tiến 1 số thứ, thêm vào 1 số thứ, và sinh lời càng nhiều hơn.

Dự án đầu tiên tạm gọi là alpha như vậy, tốn rất nhiều tiền nghiên cứu cũng như cần thời gian lâu dài. Có thể lấy ví dụ minh họa như iPhone X, tai nghe airpod pro, Samsung Fold,. Các sản phẩm mang tính ké thừa, thêm thắt, thu lời, cải tiến về sau là xài mắc sang, xài sang,Iphone 11 12 13, Z Fold,Fold 2, Filip . Bản sau sẽ có nâng cấp phù hợp vs thời điểm mà nó ra mắt nhằm tối ưu chi phí, quãng thời gian càng dài thì nâng cấp càng lớn và ngược lại.

Đối với Xiaomi thì sao?

Họ chạy dự án alpha vốn đã có chi phí thấp hơn so vs các hãng kia. 1 trong những lí do đó là các hãng kia muốn "tiên phong" (leader) ở cái sản phẩm alpha này), còn xiaomi thì chưa đạt đến mức như vậy. VD vs iPhone X thì Apple tự mình thiết kế lại hệ thống bảo mật khuôn mặt, thay vì làm 2D đơn giản, truyền thống, họ làm 3D. 1000X hay Samsung màn gập cũng có những thứ mới mà trước đây họ chưa làm, thậm chí trên thị trường chưa có. Kể cả ý tưởng có khi là họ nghĩ đến việc triển khai mà trước đấy các hãng chưa làm, nhiều khi trình diễn cho vui, hoặc không muốn theo đuổi tiếp. 2 sản phẩm mang tính này nhất của Xiaomi là Mix đời đầu và Mi 8 EE. Sau đấy mới có các nâng cấp như Mix 2, 2s,Poco,... Nhưng thực ra cũng kém dần, vì định hướng giá rẻ giống như 1 vòng kim cô phong tỏa việc phát triển mới.

Còn lại, các máy khác, hầu như kế thừa từ ban đầu là 1 chiếc máy chẳng đc đầu tư mấy. Bản thân phần lớn điện thoại Xiaomi rút ngắn thời gian phát triển bằng cách tận dụng lại phần lớn từ các mẫu trước, chẳng cần đợi bỏ mẫu mà thay tên mới bán ra luôn. Như vậy tận dụng chéo linh kiện, dây chuyền của các mẫu với nhau. Các bạn thấy Xiaomi đẻ như lợn là vì vậy, có khi tận dụng đến hàng chục mẫu qua 1 thời gian dài. Trong khi những sản phẩm mang tính khai phá như Mix hay chủ lực Mi thì ko đc đầu tư đúng mức, bởi bản thân giá sản phẩm thấp ko đủ để nới chi phí nghiên cứu về sau. Nên nhớ khi iPhone X, Samsung Fold ra mắt, giá bán cao hơn hẳn các sản phẩm trước (bản Samsung fold hình như là máy đầu tiên của samsung cao vượt mốc 40tr ở thị trường Việt Nam), chính để tạo tiền đề duy trì cho các đời sau. Đáng tiếc nhất là Mix vì đáng lí có thể duy trì bán ở mức 17-18 triệu ngang vs flagship khác (Huawei và Oppo đã dám liều vs Mate vs Find) thì mới có ko gian duy trì nghiên cứu cải tiến về sau, còn xiaomi thì giảm thẳng giá xuống chỉ để cố vớt lấy cái mác giá rẻ. Hay MI Mix fold toàn là ăn theo chứ ko phải bản kế thừa hay cải tiến.

Như vậy, Xiaomi bán giá rẻ là bởi họ định hướng ngay từ đầu: chúng tôi sẽ kém sáng tạo. Vì mức đầu tư nghiên cứu không có nhiều biến chuyển, kể cả có cái gì đó mới mẻ, hãng cũng không có ý định duy trì nó lâu dài về sau.

Tiết kiệm chi phí hoạt động, marketing

Xiaomi và DGW sử dụng một chiến lược mà mình đánh giá là cực kì thông minh và rất khó hãng nào có thể làm theo: xây dựng cộng đồng. Cộng đồng Xiaomi rất mạnh, họ tạo ra những fan trung thành sẵn sàng truyền miệng về thiết bị DGW đến người khác, và bản thân fan cũng có thể dễ dàng tiếp cận với điện thoại Xiaomi nhờ mức giá tốt. DGW cũng liên tục tổ chức các buổi fan meeting, các buổi tiệc cho fan, các hoạt động cộng đồng, cuộc thi ảnh...

Tất nhiên Xiaomi không thể làm được điều này ngày một ngày hai, nó là cả một quá trình kéo dài nhiều năm với nhiều phương pháp khác nhau. Ngay từ đầu hãng đã kiên trì theo đuổi chiến lược này, và giờ là lúc gặt hái kết quả. Nhiều hãng khác như Asus, Samsung, Oppo cũng cố gắng xây dựng cộng đồng của họ nhưng do không quyết liệt như Xiaomi nên chưa hãng nào thành công cả. Và nhờ lượng fan đông như vậy, cộng với sản phẩm tốt, nên Xiaomi không cần phải chi nhiều tiền vào marketing như các đối thủ. Họ vẫn làm marketing, có điều ít tiền hơn và tận dụng sức mạnh cộng đồng nhiều hơn, điều đó giúp tiết kiệm chi phí và DGW lại có thể giảm giá bán thiết bị của mình.

Mình cũng được nghe nói về việc văn phòng Mi Store by DGW không có đông nhân viên, họ giữ chi phí hoạt động ở mức thấp và đánh vào hiệu quả nhiều hơn. Thời gian đầu Xiaomi và DGW cũng chỉ bán điện thoại online và giờ họ vẫn tiếp tục duy trì chính sách này dù đã mở rộng nhiều hơn sang mảng offline (Mi Store), những thứ này cũng tiết kiệm được cho công ty cả mớ tiền so với việc phải đầu tư quá nhiều vào offline, vào cửa hàng, vào nhà phân phối như các hãng smartphone khác.

Điều gì đứng sau thành công của DGW (Phần 1)
CEO Digiworld-Đoàn Hồng Việt cắt băng khai trương Mi Store cùng đại diện Xiaomi

Chính sự thành công của Xiaomi tại Việt Nam tăng lên nhanh chóng DGW đã lấy được sự tín nhiệm từ nhiều ông lớn Apple mở đầu cho một giai đoạn hoàng kim kqkd và thị giá cổ phiếu.DGW đã trở thành nhà phân phối ủy quyền của Apple tại Việt Nam. Phạm vi sản phẩm được ủy quyền bao gồm điện thoại di động, máy tính bảng, đồng hồ thông minh, máy tính để bàn và phụ kiện. Đối với Xiaomi DGW là nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam, nhưng đối với Apple các sản phẩm hiện được phân phối bởi 4 nhà phân phối ủy quyền, bao gồm Viettel (nhà cung cấp mạng di động), PSD (công ty con của PET), FPT Trading (một công ty liên doanh của FPT) và DGW. Theo Ban lãnh đạo, 40% điện thoại iPhone tại Việt Nam là hàng xách tay, vì vậy đây là cơ hội cho các nhà phân phối ủy quyền như DGW khai thác tiềm năng này.

Kết luận: Xiaomi và DGW chính là hình mẫu mở đầu cho sự thành công sau này của DGW với (Market Expansion Service – MES) trở thành cánh tay hữu hiệu của bất cứ thương hiệu nào muốn gia nhập thị trường nội địa. Trong bài viết tiếp theo về DGW “Home appliance và office supplies thiên thời”.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Ninh Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

61.20

-0.60 (-0.97%)

Biểu đồ mã DGW
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả