menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trần Dương Quang

ĐHĐCĐ GIL 2019: “Không có tiền, không có tăng trưởng…”

Ngày 21/04, CTCP Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (HOSE: GIL) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2019, cổ đông đã thông qua kế hoạch cho doanh thu, lợi nhuận và các vấn đề cổ tức,…

Kế hoạch 2019 không có sự biến động nhiều so năm trước

Năm 2019, GIL đặt kế hoạch doanh thu từ 1,800 – 1,900 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 85 – 95 tỷ đồng, còn cổ tức dự kiến trong khoảng 10 đến 30%. Dự kiến, Công ty sẽ trích ra 450 tỷ đồng để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và vay ngân hàng 1,000 tỷ đồng để tài trợ vốn hoạt động.

Có thể thấy, kế hoạch đặt ra cho năm 2019 của GIL là đi ngang so năm 2018. Giải thích rõ hơn về điều này, ông Nguyễn Việt Cường - Thành viên HĐQT cho biết do đặc điểm của ngành, khách hàng đã đặt hàng trước với Công ty từ những năm trước nên có thể dự phóng được doanh thu và suy ra con số lợi nhuận, hiện nay GIL đã có kế hoạch về doanh thu đến năm 2020. Hơn nữa các đơn đặt hàng cho năm 2019 không có sự khác biệt so năm trước.

Bên cạnh đó, GIL sẽ tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất ngành hàng chính là hàng gia dụng, tăng công suất nhà máy lên 77 chuyền may (tăng 22% so với năm 2018). Công ty sẽ khởi công dự án Đầu tư hệ thống Kho tại cụm CN-TTCN Hắc Dịch – Vũng Tàu, diện tích khu đất khoảng 27,220 m2, tổng vốn đầu tư ước tính giai đoạn 1 là 120 – 150 tỷ đồng.

Tăng cường phát hành cổ phiếu, trái phiếu nhằm huy động vốn

Nổi bật nhất trong ĐHĐCĐ lần này là vấn đề liên quan đến phát hành cổ phiếu và trái phiếu để huy động vốn cho GIL. Ông Cường cho biết hiện GIL có 200 tỷ đồng tiền mặt trong khi nhu cầu đầu tư cần 400 – 500 tỷ đồng vì thế chỉ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông thay vì tiền mặt và phải phát hành thêm 100 tỷ đồng trái phiếu, ông cũng khẳng định: “Không có tiền, không có tăng trưởng…”

Ông Lê Hùng – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc giải thích rõ hơn vì sao phải huy động nhiều vốn bằng cả cổ phiếu và trái phiếu. Theo ông Hùng, GIL đang trong giai đoạn cần rất nhiều vốn, một phần để chờ mua phần thoái vốn của Nhà nước ở CTCP Dệt may Gia Định, GIL phải mua thêm 25% để có được lợi thế cạnh tranh và tăng năng lực sản xuất, phần tiền còn lại để hợp tác hoặc là xây mới 1 công ty ngành may mặc (mảng xương sống mà GIL phát triển trong tương lai) ở vùng 3, vùng 4 thay vì vùng 1 (để tiết kiệm chi phí về sau).

Cụ thể, GIL trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 21% bằng cách phát hành hơn 4 triệu cp. GIL cũng sẽ phát hành 1 triệu cp thưởng theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) cho cán bộ công nhân viên với giá phát hành 10,000 đồng/cp.

Sau khi phát hành ESOP, GIL lại tiếp tục phát hành thêm 12 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 2:1. Mục đích phát hành thêm để gia tăng vốn dài hạn, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và tăng sức cạnh tranh cho Công ty. Giá bán dự kiến cho đợt phát hành này là 15,000 đồng/cp, theo đó số tiền dự kiến thu được là 180 tỷ đồng.

Sau khi thực hiện 3 phương án phát hành trên thì GIL sẽ nâng vốn điều lệ lên 360 tỷ đồng từ mức hơn 190 tỷ đồng như hiện nay.

Hơn nữa, GIL cũng sẽ phát hành thêm 1 triệu trái phiếu với giá chào bán 100,000 đồng/trái phiếu để huy động tối đa 100 tỷ đồng. Lãi suất của trái phiếu sẽ theo lãi suất trên thị trường vào thời điểm phát hành, kỳ hạn của trái phiếu có thời gian tối thiểu là 1 năm và tối đa là 5 năm kể từ thời điểm phát hành. Phát hành trái phiếu để bổ sung vốn hoạt động sản xuất trung và dài hạn.

Kết quả năm 2018 vượt kế hoạch đề ra phần nào nhờ vào Dệt may Gia Định

Năm 2018, hoạt động sản xuất của GIL gặp nhiều khó khăn trước áp lực giảm giá của khách hàng cùng với những quy định khắt khe tiêu chuẩn, chất lượng phải cải tiến áp dụng tự động hóa vào sản xuất nhưng vẫn thu được kết quả xứng đáng. Cụ thể, doanh thu đạt gần 2,254 tỷ đồng, vượt 25% kế hoạch, lãi ròng đạt hơn 163 tỷ đồng, tăng gần 72% kế hoạch lợi nhuận.

Nói thêm về kết quả đạt được, Công ty cho rằng song song với việc phát triển sản phẩm và khách hàng, đặc biệt là đơn hàng của khách hàng Mỹ thì GIL cũng tổ chức lại mua hàng hiệu quả, tìm được nhà cung cấp giá cạnh tranh hơn, từ đó cắt giảm tiết kiệm chi phí, giảm nguyên liệu hao hụt trong sản xuất,…

Từ năm 2016, GIL đã đầu tư khoảng 25% vốn vào Dệt may Gia Định và tận dụng được 5 xưởng dệt may, mở rộng sản xuất từ các xưởng này đóng góp rất lớn trong kết quả khởi sắc năm 2018. Thế nhưng GIL vẫn chưa giải quyết rõ ràng các khoản liên quan đến phần góp vốn này.

Trong BCTC kiểm toán năm 2018, kiểm toán đã đưa ra ý kiến ngoại trừ về việc GIL đã ký kết hợp đồng với Công ty TNHH MTV Dệt may Gia Định mua cổ phần của CTCP Dệt may Gia Định bằng hình thức đấu thầu. Tuy nhiên, do CTCP Dệt may Gia Định vẫn trong quá trình quyết toán với Nhà nước, chưa chốt được BCTC năm 2016 và 2017 nên chưa xác định được giá trị hợp lý của đơn vị này. Do đó, GIL tạm treo khoản đầu tư này ở khoản mục đầu tư vào các đơn vị khác và không tiến hành hợp nhất.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả