menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Minh Nhật

Đề xuất mua lại cổ phần Nhà nước đã bán ra tại ACV: Nguy cơ nguồn vốn đóng băng

Trong gần một tháng qua, dư luận đặc biệt quan tâm tới đề xuất của Bộ Giao thông - Vận tải về việc mua lại tất cả các cổ phiếu giao dịch tự do của Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (trên sàn UpCOM: ACV), biến doanh nghiệp này từ công ty cổ phần trở lạ

Đề xuất từ những bí bách cơ chế

Mặc dù mới đây Bộ Giao thông - Vận tải đã xác nhận lại đề xuất trên chỉ là một trong ba đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ trong quá trình hoàn thiện đề án xây dựng khu bay và việc mua lại cổ phiếu ACV sẽ không xảy ra cho đến năm 2025, nhưng thị trường vẫn có những ồn ào nhất định.

Theo thống kê của Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC), ngay sau khi có thông tin về việc Nhà nước mua lại cổ phiếu, giá cổ phiếu ACV giảm mạnh xuống mức thấp nhất là 67.000 đồng/cp và đóng cửa ở mức giá 71.000 đồng/cp (ngày 10/9). Liên tiếp một tuần sau đó, mức giá chỉ nhích lên 0,02 – 1,2 điểm phần trăm cho mỗi phiên giao dịch và tuột mất mốc 82.700 đồng/cp vào cuối tháng 8/2019.

Câu chuyện đề xuất Nhà nước mua lại cổ phiếu ACV của Bộ Giao thông - Vận tải xét đến cùng chỉ vì sau khi cổ phần hóa DN này bị bí bách về cách thức đầu tư các hạng mục hạ tầng hàng không. Bởi khi không còn là DN 100% vốn Nhà nước, ACV dù có trong tay nguồn tài chính hơn 20.000 tỷ đồng, nhưng không thể đầu tư nâng cấp các đường băng, đường lăn tại hai sân bay lớn là Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

Theo nhận định của HSC, trong khi chờ đợi quyết định cuối cùng liên quan đến đề án khu bay, hiện nay ACV có thể sử dụng nguồn tiền từ doanh thu phí cất hạ cánh để sửa chữa đường băng tại hai sân bay lớn. Sau quá trình bảo dưỡng ACV có thể sẽ kết toán với Nhà nước và phần vốn còn thiếu (nếu có) sẽ được bù vào bằng ngân sách.

Ngoài ra, hiện nay Bộ Giao thông - Vận tải cũng đã chấp thuận để ACV phát hành cổ phiếu mới (cho cả cổ đông Nhà nước và ngoài Nhà nước) nhằm tăng vốn điều lệ.

Vì vậy các chuyên gia đầu tư tài chính cho rằng, khả năng đề xuất mua lại toàn bộ cổ phiếu giao dịch của ACV có thể sẽ không cần phải thực hiện vì một khi DN này phát hành thêm cổ phiếu, nhóm cổ đông Nhà nước sẽ đổi cổ phiếu mới lấy tài sản khu bay và vướng mắc đối với ACV sẽ được tháo gỡ. Tuy nhiên, câu chuyện đề xuất mua lại 100% cổ phiếu của ACV trong thời điểm này sẽ là một dấu hiệu cảnh báo đối với quá trình cổ phần hóa DNNN, đồng thời khơi dậy những bất cập mà thị trường vốn sẽ phải đối mặt.

“Tảng băng” vốn hóa cần lưu chuyển

Theo ông Phan Đức Hiếu - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), câu chuyện Bộ Giao thông - Vận tải đề xuất mua lại vốn của ACV cho thấy khúc mắc của quá trình cải cách DNNN đang diễn ra. Việc cải cách DNNN bằng các phương án cổ phần hóa, thoái vốn đang diễn ra một chiều, hầu như mới chỉ “bán đi rồi thôi”, cái gì chưa bán thì còn đọng ở đấy, không mang lại hiệu quả. Đặc biệt, hiện nay phần vốn của Nhà nước trên thị trường chứng khoán chiếm khoảng 1/3 giá trị cổ phần trên thị trường, song gần như hoàn toàn “đóng băng”, chỉ khi nào bán ra thì xả một loạt, xong rồi đứng im không có mua bán, giao dịch.

Ghi nhận trên thị trường cho thấy, hiện nay đối với những DNNN đã niêm yết, do cơ cấu cổ đông cô đặc khiến cổ phiếu của nhóm DN này khó bùng nổ trên sàn chứng khoán. Nhìn nhận từ các tập đoàn lớn như PVN, EVN, PVGas, Sabeco, Habeco… hầu hết hoạt động bán vốn đều chỉ hướng đến cổ đông chiến lược, không tăng phần bán vốn cho cổ đông đại chúng nên quá trình cổ phần hóa diễn ra chậm chạp, phần vốn đã bán đưa vào thị trường hầu như “bất động”.

Từ trường hợp của ACV, nhiều chuyên gia đầu tư tài chính cho rằng, hiện nay Chính phủ đã lập ra Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp với mục tiêu coi đây là một nhà đầu tư. Vì thế hoạt động mua đi bán lại nguồn vốn nhà nước cần phải được thực hiện như các nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Theo đó, các khái niệm về “tài sản của kinh tế Nhà nước”, “tài sản Nhà nước để cho DNNN kinh doanh”, cũng như các cơ chế phân bổ nguồn lực quốc gia (là tài sản Nhà nước) cần phải được phân biệt, tách bạch rõ ràng trong mỗi thương vụ thoái vốn, cổ phần hóa để từ đó quyết định tỷ lệ thoái vốn hợp lý, kích thích được nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước.

Khi đã bán vốn, cổ phần hóa thì cổ đông Nhà nước và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước cũng cần có thay đổi về cách nhìn nhận, giám sát để giải quyết những bài toán trước các cơ hội kinh doanh nhằm đầu tư vốn nhà nước hiệu quả và luân chuyển dòng vốn hóa trên thị trường chứng khoán.

Khó đạt mục tiêu cổ phần hóa DNNN

Theo CIEM, tính hết quý II/2019 mới có 35/127 DNNN trong danh mục được duyệt đã thực hiện cổ phần hóa, đạt tỷ lệ 27,5%. Do vậy, tiến độ cổ phần hóa các DN chưa đạt được kế hoạch đề ra và mục tiêu chung của tái cơ cấu là “DNNN có cơ cấu hợp lý hơn” là vẫn chưa đạt được.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại