Đầu tư thời "thắt dây an toàn"
Năm 2022 vừa đi qua với nhiều biến động và khủng hoảng như đứt gẫy chuỗi cung ứng, lạm phát leo thang, lãi suất tăng mạnh trên toàn cầu... Những câu chuyện này tiếp tục là vấn đề thế giới phải đối mặt trong năm 2023. Trong bối cảnh đó, hầu hết các nhà đầu tư thiên về nắm giữ những tài sản mang tính phòng thủ (tiền mặt, vàng, tiền gửi tiết kiệm) và giảm tỷ trọng các tài sản tăng trưởng (cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản...).
Nếu hai năm 2020 – 2021, dòng tiền rẻ ồ ạt đổ vào thị trường khi các hoạt động kinh tế bị đình trệ bởi đại dịch Covid-19 đã giúp chỉ số liên tục phá đỉnh, các cổ phiếu đều tăng mạnh, nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư mới gia nhập thị trường (F0) dễ dàng kiếm lợi nhuận thì từ năm 2022 đến nay, chính sách tiền tệ thắt chặt đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của phần lớn doanh nghiệp, làm dòng tiền bị hút ra khỏi kênh chứng khoán, việc đầu tư cổ phiếu khó nương theo chỉ số hay “sóng ngành”.
Cụ thể, ước tính kết thúc quý IV/2022, tổng lợi nhuận ròng của các công ty niêm yết, đăng ký giao dịch trên toàn thị trường chứng khoán giảm 30,4% so với cùng kỳ năm 2021, kéo tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng của thị trường năm 2022 xuống còn 7,1%. Chỉ khoảng 20% nhóm ngành có lợi nhuận ròng quý IV/2022 tăng trưởng. Ở chiều ngược lại, ngành thép ghi nhận quý “thất bát” nặng nề khi lợi nhuận ròng của doanh nghiệp thép niêm yết giảm 155,6% so với cùng kỳ 2021. Không sáng sủa hơn, lợi nhuận ngành bán lẻ giảm 50%, còn lợi nhuận nhóm chứng khoán tiếp tục lao dốc 96,6% do thanh khoản thị trường chứng khoán giảm 58,4% so với cùng kỳ...
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận