24HMONEY đã kiểm duyệt
04/11/2020
Đánh giá lại quy mô GDP: Năm khuyến nghị về chính sách
Việt Nam cần tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, trong đó cần hết sức chú trọng đến đột phá về KHCN và chuyển đổi số, ngoài ba đột phá đã được xác định.
Ở bài trước, TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho rằng, việc "đánh giá lại quy mô GDP" nhằm góp phần mô tả đầy đủ hơn, chính xác hơn về quy mô, cơ cấu, chất lượng của nền kinh tế và sáu tác động chính đã được đưa ra. Để việc đánh giá lại quy mô GDP được hiểu đúng và nhất quán thực hiện một cách có hiệu quả, phản ánh đúng bản chất của nền kinh tế; theo Nhóm chuyên gia, Đảng và Nhà nước, các bộ, ban, ngành, địa phương nên xem xét thực hiệnnămkhuyến nghị.
Một là,Tổng cục Thống kê cần tiếp tục công khai hóa, cập nhật đầy đủ số liệu, phương pháp luận, tạo cơ sở và niềm tin cho người sử dụng trong công tác điều hành, nghiên cứu, đánh giá và dự báo phát triển kinh tế - xã hội đầy đủ và chính xác.
Hai là,tiến tới nâng cao tính độc lập của cơ quan thống kê nhằm tăng tính khách quan và độc lập trong số liệu, báo cáo thống kê, tạo sự tin tưởng của người sử dụng thông tin thống kê trong thời gian tới.
Ba là,cần sớm có biện pháp và cách thức điều tra thống kê để đảm bảo sự chính xác và nhất quán về kết quả và chất lượng thống kê các chỉ tiêu kinh tế - xã hội giữa Trung ương và địa phương.
Bốn là, Quốc hội và Chính phủ xem xét sử dụng số liệu GDP điều chỉnhphải đi kèm với việc điều chỉnh các chỉ tiêu căn cứ theo GDP một cách hợp lý và có lộ trình; bởi vì nếu không điều chỉnh các giới hạn phù hợp, con số tuyệt đối sẽ tăng nhanh, nhất là các chỉ tiêu về đầu tư công, trách nhiệm nợ, chi thường xuyên, quy mô tín dụng....gây nhiều hệ lụy, rủi ro, nhất là trong đảm bảo ổn định các cân đối lớn của nền kinh tế.
Năm là,trong điều kiện Việt Nam phấn đấu trở thành quốc gia có thu nhập trung bình; để tránh bẫy thu nhập trung bình, Đảng và Nhà nước cần nghiên cứu, xem xét xây dựng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 với định hướng phát triển nhanh, bền vững, sáng tạo và bao trùm. Theo đó, theo khuyến nghị của WB và kinh nghiệm thành công từ các quốc gia đi trước, tốc độ tăng trưởng GDP từ 6,5-7% mỗi năm là phù hợp để Việt Nam vươn lên nhóm nước thu nhập trung bình cao đến năm 2030.
Để đạt được mục tiêu trên, cũng như trong bối cảnh thế giới nhiều bất định, nhiều thay đổi trong và sau dịch Covid-19; nhóm phân tích cho rằng, Việt Nam cần tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, trong đó cần hết sức chú trọng đến đột phá về khoa học – công nghệ và chuyển đổi số, ngoài ba đột phá đã được xác định là đổi mới thể chế, phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.
Bình luận