Dân tài chính ở Trung Quốc chuyển nghề vì triển vọng bấp bênh
Triển vọng nghề nghiệp bị đe dọa do kinh tế trì trệ, thị trường chứng khoán suy sụp và chính sách siết chặt quản lý của chính phủ, xu hướng chuyển việc trong giới chuyên gia tài chính ở Trung Quốc đang tăng lên.
Lương thưởng ‘teo tóp’ vì chiến dịch thịnh vượng chung
Ngày càng có nhiều chuyên viên ngân hàng và nhà quản lý quỹ ở Trung Quốc từ bỏ sự nghiệp trong lĩnh vực tài chính vì triển vọng mờ mịt. Chính sách thắt chặt giám sát hoạt động giao dịch, huy động vốn, thâu tóm và sáp nhập chính cũng như sự sụt giảm mạnh doanh thu chứng khoán ở một nền kinh tế đang trì trệ đã làm cạn kiệt nguồn vốn cổ phần tư nhân và mạo hiểm, đồng thời tàn phá thị trường niêm yết cổ phiếu lần đầu. Tình trạng này dẫn đến cắt giảm lương và việc làm trong ngànhh tài chính
Sau 3 năm tham gia vào thị trường vốn, Xu Yuhe, đối tác của quỹ Deep Water Fund Management đã chuyển sang lĩnh vực kinh doanh dễ dự đoán hơn là tư vấn du học. Xu đang tận dụng xu hướng du học hoặc di cư đến Hồng Kông hoặc Singapore của giới trẻ Trung Quốc để có trải nghiệm quốc tế.
Cựu chuyên gia quỹ phòng hộ này cho biết, các cam kết kích thích kinh tế của chính phủ đã giúp thị trường chứng khoán tăng vọt trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, tâm lý của nhà nhà đầu tư rất dễ thay đổi nên xu hướng tăng giá cổ phiếu có thể chỉ là ngắn hạn.
Có nhiều sáng kiến khác cũng đang tác động đến lĩnh vực tài chính trị giá 67 nghìn tỉ đô la Mỹ của Trung Quốc. Đáng chú ý nhất là là chiến dịch “thịnh vượng chung” được Bắc Kinh phát động vào năm 2021 nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, với các biện pháp bao gồm giới hạn lương và giảm tiền thưởng.
Hiện tại, ngành quỹ phòng hộ đang là mục tiêu của chính sách giám sát giao dịch định lượng dựa trên thuật toán máy tính mà nhà quản lý cho rằng có thể dẫn đến sự không công bằng đối với các nhà đầu tư bán nhỏ lẻ. Chiến dịch của chính phủ nhằm xác định các quỹ quỹ phòng hộ yếu kém đã khiến hàng nghìn quỹ đầu tư bị rút vốn trong năm qua.
Nhiều quỹ phòng hộ thậm chí không thể hưởng lợi từ đợt phục hồi mạnh mẽ gần đây của thị trường chứng khoán. Lý do là các chiến lược mua bán dựa trên dữ liệu của họ không thể dự đoán được những thay đổi chính sách bất ngờ khiến các vị thế bán khống bị thua lỗ.
Jason Tan, giám đốc của nhà tuyển dụng REForce Group ở Thượng Hải cho rằng, chính sách kích thích hỗ trợ thị trường chứng khoán gần đây của chính phủ chỉ là một biện pháp ngắn hạn để vực dậy tâm lý của nhà đầu tư.
"Tôi đã nói chuyện với nhiêu lãnh đạo ngành ngân hàng. Họ biết rằng, chiến dịch thịnh vượng chung sẽ duy trì dài hạn và thời kỳ của những công việc ngân hàng lương cao đã qua. Nhân tài ngân hàng bắt đầu tìm kiếm công việc nước ngoài hoặc chuyển sang làm ở các ngành ít bị quản lý hơn”, Jason Tan nói.
Theo hãng tư vấn đầu tư Z-Ben Advisors ở Thượng Hải, nhiều nhà quản lý danh mục đầu tư và các lãnh đạo khác trong ngành công nghiệp quỹ tương hỗ trị giá 4,4 nghìn tỉ đô la Mỹ của Trung Quốc cũng bỏ việc. Tình trạng này diễn ra khi các công ty quản lý tương hỗ tập trung xem xét cắt giảm lương thưởng và kiểm soát chi phí.
Tháng trước, hãng tin Reuters cho biết, China Merchants Fund Management, một trong 10 công ty quản lý tài sản lớn nhất của Trung Quốc đã yêu cầu các giám đốc cấp cao trả lại số tiền thưởng nhận được trong 5 năm qua vượt quá giới hạn “thịnh vượng chung” mới.
Theo một cựu lãnh đạo ngân hàng đầu tư, người đã nghỉ việc vào năm ngoái và chuyển ra nước ngoài làm việc, động thái bắt bớ của giới chức trách nhằm vào các lãnh đạo ngân hàng trong những năm gần đây cũng thể hiện rủi ro kinh doanh ngày càng tăng khi lương thưởng đang giảm sút.
Người này cho biết thêm, nhiều nhân viên ngân hàng nhà nước bị cấm hoặc hạn chế đi du lịch nước ngoài để đề phòng trường hợp một ngày nào đó chính quyền muốn tiến hành điều tra các vụ việc liên quan đến họ.
Cơ hội cho những chuyên viên tư vấn niêm yết cổ phiếu cũng bị hạn chế do các nhà quản lý thắt chặt quy trình thẩm tra danh sách những công ty có triển vọng niêm yết. Điều này một phần để đảm bảo dòng tiền đến nơi chính phủ mong muốn, cụ thể là các lĩnh vực chiến lược như bán dẫn.
Dữ liệu hãng kiểm toán KPMG cho thấy, hoạt động niêm yết tở Trung Quốc gần như đóng băng, với số tiền huy động được trong nửa đầu năm từ các thương vụ chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) giảm 75% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, căng thẳng địa chính trị, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Mỹ khiến các công ty ngại tiến hành IPO ở ở nước ngoài.
Theo dữ liệu của Hiệp hội chứng khoán Trung Quốc, gần một nửa trong số hơn 8.000 chuyên viên tư vấn IPO có giấy phép hành nghề ở Trung Quốc không hoàn thành bất cứ giao dịch nào trong năm nay.
Với triển vọng nghề nghiệp u ám, Gu Zaifeng, nhân viên kỳ cựu của công ty môi giới chứng khoán Zheshang Securities, chuyển sang làm bí thư xã ở một vùng nông thôn tỉnh Sơn Đông trong năm nay.
Số lượng nhân viên ngành chứng khoán của Trung Quốc giảm gần 15.000 người kể từ cuối năm 2022. Xu hướng giảm này sẽ tiếp tục diễn ra khi các cơ quan quản lý thúc đẩy hợp nhất trong một ngành còn phân mảnh.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận