Đại gia tuần qua: VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ huy động 1 tỷ USD trên đất Mỹ?
Nguồn tin của Bloomberg cho biết, VinFast có thể huy động được ít nhất 1 tỷ USD hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào mức độ quan tâm của các nhà đầu tư.
Ông Phạm Nhật Vượng sắp huy động được 1 tỷ USD trên đất Mỹ?
VinFast đang đàm phám với các nhà đầu tư tiềm năng và sẽ cân nhắc các yếu tố bao gồm điều kiện thị trường để xác định thời điểm IPO cụ thể. Trước đó, hồi tháng 4, VinFast được cho là đã nộp hồ sơ xin IPO tại Mỹ.
Theo nguồn tin, các cuộc thảo luận vẫn đang diễn ra, do đó, chi tiết về đợt IPO này bao gồm cả thời gian diễn ra vẫn có thể thay đổi. Đại diện VinFast từ chối đưa ra bất cứ bình luận nào về vấn đề này.
Hồi tháng 9, Giám đốc Tài chính của VinFast David Mansfield cho biết VinFast đang tìm cách tiến hành một đợt IPO tại Mỹ vào “một thời điểm nào đó” trong năm 2023.
Hãng xe VinFast có thể IPO sớm nhất trong tháng 1/2023
Nhà sản xuất ô tô Việt Nam đã nhận được 1,2 tỷ USD ưu đãi để xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện tại Bắc Carolina và dự kiến sẽ bắt đầu đi vào sản xuất từ năm 2024.
Tháng trước, hãng xe của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng đã mở rộng hợp tác với nhà sản xuất pin Trung Quốc Contemporary Amperex Technology Co. Ltd nhằm sản xuất các linh kiện bao gồm khung gầm ô tô.
Hồi tháng 7, VinFast cũng cho biết họ đã ký kết thỏa thuận với các ngân hàng nhằm huy động ít nhất 4 tỷ USD nhằm mở rộng sản xuất ở Mỹ. Hãng xe của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cho biết họ đã nhận được 73.000 đơn đặt hàng trên toàn cầu cho các mẫu xe điện của mình.
Đại gia Nam Định và loạt lãnh đạo Thế Giới Di Động đua nhau đổ tiền mua vào cổ phiếu
Cổ phiếu liên tục sụt giảm, ông Nguyễn Đức Tài - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động vẫn hoàn tất mua vào 1 triệu cổ phiếu MWG theo phương thức giao dịch thỏa thuận hoặc khớp lệnh trên sàn.
Sau giao dịch, số lượng cổ phiếu nắm giữ của ông Tài nâng lên hơn 35 triệu đơn vị, tương ứng tỷ lệ sở hữu 2,4% vốn điều lệ.
Thời gian hoàn tất sở hữu lượng cổ phiếu trên vào ngày 14/11 đến ngày 16/11. Tạm tính theo giá đóng cửa trung bình 3 phiên giao dịch trên, ông Tài đã chi gần 40 tỷ đồng để hoàn tất sở hữu.
Cùng với ông Tài, loạt lãnh đạo của MWG cũng đua nhau mua vào. Ông Trần Huy Thanh Tùng, TGĐ kiêm TV HĐQT Thế giới Di Động mua vào thành công 500.000 cổ phiếu MWG đã đăng ký trước đó, nâng tỷ lệ sở hữu lên 0,76% cổ phần MWG.
Ông Đoàn Văn Hiểu Em- Thành viên HĐQT MWG đã đăng ký mua vào 500 nghìn cổ phiếu MWG theo phương thức giao dịch thỏa thuận hoặc khớp lệnh trên sàn.
Cùng thời điểm, ông Đặng Minh Lượm - Thành viên HĐQT đăng ký mua 100.000 cổ phiếu MWG. Nếu thành công, ông Lượm sẽ nâng lượng cổ phiếu nắm giữ lên 3,6 triệu đơn vị, tỷ lệ 0,24%. Ông Vũ Đăng Linh – Giám đốc Tài chính công ty vừa đăng ký mua 60 nghìn cổ phiếu MWG để tăng lượng cổ phiếu nắm giữ lên 1,4 triệu đơn vị, tương đương 0,094% vốn. Thời gian thực hiện 3 giao dịch dự kiến đều trong khoảng thời gian 15/11 - 14/12. Mục đích giao dịch đều là tăng tỷ lệ sở hữu.
Đại gia Bắc Ninh vừa trở lại nhóm người giàu sở hữu tài sản trên 1.000 tỷ đồng là ai?
Cùng với đà phục hồi ấn tượng của thị trường chứng khoán sau chuỗi 2 phiên giảm liên tiếp trong tuần giao dịch từ 14 đến 18/11, đã giúp đại gia 61 tuổi người Bắc Ninh, Dương Công Minh trở lại danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam sở hữu khối tài sản từ 1.000 tỷ đồng trở lên.
Đà tăng mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam phiên 16/11 giúp nhiều đại gia có thêm hàng trăm đến hàng nghìn tỷ đồng
Theo đó, cùng với diễn biến tích cực của cổ phiếu ngành ngân hàng trong phiên giao dịch ngày 16/11, mã STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín do ông Dương Công Minh giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị cũng kết thúc phiên giao dịch trong sắc tím khi ghi nhận mức tăng thêm 1.050 đồng/cổ phiếu.
Với đà tăng này, khối tài sản của ông Minh ghi nhận tăng thêm gần 66 tỷ đồng. Tính theo giá thị trường kết phiên giao dịch ngày 16/11, ông Dương Công Minh đang trực tiếp nắm giữ khối tài sản trị giá hơn 1.010 tỷ đồng.
Bầu Đức lên tiếng, "con cưng" lại tăng ấn tượng
Trong tuần, ông Đoàn Nguyên Đức đã giải trình diễn biến tiêu cực của HAG thời gian qua, tiếp tục cam kết sẽ công bố thông tin định kỳ và kế hoạch mời cổ đông tham quan dự án hiện tại của Công ty.
"Diễn biến HAG thời gian qua phần lớn ảnh hưởng bởi thị trường chung, khi mà chỉ số VN-Index liên tục giảm mạnh và đã về tiệm cận gần 900 điểm, giá giảm mạnh xảy ra với hầu hết các mã cổ phiếu trên thị trường. Vì vậy, có thể thấy nguyên nhân giá cổ phiếu giảm là vì thị trường chứng khoán đã bị khủng hoảng niềm tin, do cung cầu của thị trường và nằm ngoài sự kiểm soát của công ty", bầu Đức lý giải.
Để khẳng định về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh thực tế và chứng minh sự tăng trưởng của công ty, bầu Đức mời các cổ đông sở hữu số lượng trên 500.000 cổ phiếu và đại diện các nhóm cổ đông nhỏ lẻ (tổng số cổ phiếu HAG là 500.000) tham gia hành trình tham quan các dự án của HAGL tại Việt Nam, Lào, Campuchia vào giữa tháng 12, dự kiến 40 người.
Kết quả kinh doanh 10 tháng đầu năm đạt doanh thu 3.650 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.001 tỷ đồng, đạt 89% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Do đó, với hoạt động kinh doanh khả quan như hiện nay, HAGL cho rằng sẽ đạt mức lợi nhuận mà đại hội cổ đông thường niên 2022 đã đề ra cho năm nay.
Cổ phiếu rớt giá 60%, chủ tịch DN có nhân viên vệ sinh sở hữu 35 tỷ mạnh tay chi tiền mua vào
Mới đây nhất, ông Đào Hữu Huyền, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang vừa đăng ký mua thêm 1 triệu cổ phiếu DGC nhằm tăng sở hữu. Giao dịch dự kiến được thực hiện từ 17/11 đến 16/12/2022.
Động thái đăng ký mua vào của Chủ tịch Đào Hữu Huyền diễn ra sau khi cổ phiếu DGC có phiên giảm sàn thứ 3 liên tiếp, rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 14 tháng kể từ ngày 13/9/2021.
So với đỉnh, thị giá DGC phiên 14/11 đã giảm hơn 57% chỉ còn 57.200 đồng/cp. Tạm tính với mức giá này, ông Huyền sẽ phải chi xấp xỉ hơn 57 tỷ đồng để mua số cổ phiếu trên.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận