menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đậu Thế Vũ

Đã đến lúc cần phá trò “diều hâu-bồ câu” của Vladimir Putin  ​

Trong nhiều năm, những người gièm pha Vladimir Putin thường gọi ông là một nhà chiến thuật đơn thuần, chứ không phải một chiến lược gia. Họ thực sự đã quá sai lầm.

Ông đã đưa Nga lên một vị trí chưa từng có ở phía Đông Địa Trung Hải. Nga hiện có hợp đồng thuê dài hạn căn cứ không quân Khmeimim của Syria, bên cạnh hợp đồng thuê mới căn cứ hải quân Tartus, nơi Hải quân Liên Xô từng hoạt động trong Chiến tranh Lạnh. Ông đã duy trì quan hệ tốt đẹp với cả Israel và Ai Cập, dù Tel Aviv từng không có quan hệ thực sự với Liên Xô, còn Ai Cập thì đã hất cẳng Liên Xô vào năm 1972. Các nhà tài phiệt của Nga và cả những người dân Nga đã xuất hiện tràn ngập ở Đảo Cyprus với những lợi ích thu được từ các hành vi bất chính của họ. Ông Putin cũng có mối quan hệ rất thân thiết với chính phủ ở Hy Lạp.

và bây giờ, ông đang củng cố vị thế của Nga ở châu Âu, thậm chí còn cam kết sẽ làm nhiều hơn thế nữa. Ông đã nối dài danh sách của cái gọi là các nhà nước độc lập mà chỉ có Nga công nhận - gồm Abkhazia, Nam Ossetia, Transnistria - khi thêm vào đó 2 tỉnh Lugansk và Donetsk của Ukraine. Ông đã đưa Belarus vào quỹ đạo của Nga một cách hiệu quả; nước này hiện đã không còn độc lập hơn so với Byelorussia thời Chiến tranh Lạnh, dù nắm trong tay một lá phiếu tại Liên hợp quốc (LHQ). Chắc chắn là Putin đang có kế hoạch tương tự với Ukraine, nước cũng từng có lá phiếu riêng của mình tại LHQ trong kỷ nguyên Liên Xô.

Cần phải thừa nhận rằng cách mà Putin áp dụng để siết chặt Kiev đang tỏ ra rất hiệu quả. Với việc tiếp tục duy trì khoảng 300.000 quân xung quanh biên giới Ukraine, bao gồm khoảng 50.000 quân ở Belarus để thực hiện một cuộc tập trận dường như không có hồi kết, ông vừa có thể duy trì sức ép liên tục lên Kiev vừa cản trở nước này thực hiện bất kỳ hành động nào chống lại Donetsk và Lugansk. Hơn nữa, ông luôn có thể tạo ra một cái cớ mới để cắn xé thêm Ukraine - bắt đầu từ Mariupol và Odessa - bất cứ khi nào ông chủ Điện Kremlin mong muốn.

Một lúc nào đó, ông cũng sẽ sáp nhập hai tỉnh này vào Nga, đúng như đề nghị của lãnh đạo hai tỉnh. Đặc biệt, người Mỹ nên coi cách hành xử như vậy là điều không có gì đáng ngạc nhiên. Texas đã tách khỏi Mexico vào năm 1836, tự xưng là một nước cộng hòa và được Mỹ công nhận vào năm 1837, rồi trở thành tiểu bang thứ 28 của Mỹ vào 8 năm sau đó.

“Định mệnh hiển nhiên” của Putin rõ ràng là khôi phục thời kỳ Sa hoàng cho nước Nga. Vì thế, không chỉ Ukraine, mà cả Phần Lan, các nhà nước Baltic và Ba Lan cũng đều có lý do chính đáng để lo ngại. Tất cả các nước này đều từng thuộc về đế chế của Nga trong các thế kỷ XVIII và XIX; trừ Phần Lan là vào năm 1918. Sở thích bành trướng của Putin khác với “định mệnh hiển nhiên” của Mỹ ở một khía cạnh quan trọng: Cho dù là Texas, hay California, hay bất kỳ tiểu bang nào khác đã gia nhập nhà nước liên bang Mỹ, thì đó cũng là ý nguyện của người dân. Trong khi các nước Baltic, Ba Lan và Phần Lan đều không hề quan tâm đến việc quay trở lại sáp nhập với Nga. Các đồng minh trước đây của Liên Xô trong Hiệp ước Vacsaa cũng vậy, tất cả hiện đều đã “yên ấm” ở bên trong NATO.

Đáng tiếc, phương Tây cho đến nay đã làm quá ít để phá vỡ kế hoạch của Putin. Việc Putin lập luận rằng ông chỉ đơn thuần đang tìm cách bảo vệ các công dân của các tỉnh ly khai này khỏi sự đàn áp của Kiev đang khiến người ta nhớ lại yêu cầu của Adolf Hitler với vùng Sudetenland của Tiệp Khắc, với cái cớ là bảo vệ những người Đức ở Sudetenland.

Và cũng giống như Neville Chamberlain của Anh và Eduard Daladier của Pháp, những người đã đồng ý với yêu cầu của Hitler để đạt được "hòa bình trong thời đại của chúng ta", phương Tây, mà dẫn đầu là Mỹ, còn làm ít hơn thế khi lại không áp đặt các lệnh trừng phạt lên chính Nga, mà chỉ với Luhansk và Donetsk. Đối với Putin, các biện pháp trừng phạt như vậy không hơn gì một nốt muỗi đốt.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nài nỉ phương Tây cung cấp thêm nhiều vũ khí hơn so với những gì ông đã nhận được cho đến nay. Washing mới chỉ trang bị cho Kiev các tên lửa chống tăng Javelin, tàu tuần tra ven biển Humvee, súng bắn tỉa, máy bay không người lái trinh sát, hệ thống radar, thiết bị theo dõi ban đêm và radio. Các nước NATO khác đóng góp ít hơn; Anh đã cung cấp xe bọc thép và khoảng 2.000 tên lửa chống tăng tầm ngắn cùng với các đội ngũ huấn luyện đào tạo. Các nước Baltic, những nước tự coi mình là dễ bị tổn thương nhất trước một cuộc tấn công của Nga trong tương lai, đã cung cấp các tên lửa Javelins cũng như tên lửa phòng không Stinger mà Washington vẫn chưa gửi tới. Ba Lan đang gửi tên lửa phòng không GROM. Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp các máy bay không người lái từng có hiệu quả trong việc chống lại các lực lượng do Nga hậu thuẫn ở Libya và các liên minh Armenia trong đợt bùng phát mới nhất của cuộc khủng hoảng Nagorny-Karabakh. Trong khi đó, Đức từ chối cung cấp bất kỳ vũ khí nào cho Kiev, chỉ gửi mũ bảo hiểm và một bệnh viện quân sự.

Phương Tây và Mỹ lúc này cần phải làm nhiều hơn thế. Washington đang lo sợ nếu can thiệp quá sâu vào thực địa thì sẽ kích động một cuộc chiến tranh với Nga. Vậy tại sao Putin lại không lo sợ về một điều tương tự? Biden không bao giờ nên loại bỏ kịch bản phải điều các lực lượng sang hỗ trợ Ukraine, bởi chắc chắn là sự tự do của nước này quan trọng với châu Âu cũng giống như việc hất cẳng Iraq ra khỏi Kuwait vào năm 1991 quan trọng với giá dầu quốc tế vậy. Còn nếu đã xác định không đưa binh lính Mỹ sang hỗ trợ Ukraine, thì chính quyền Biden ít nhất cũng nên cung cấp thêm cho Ukraine vũ khí mà họ cần, bao gồm các máy bay trực thăng của Mỹ, các xe bọc thép hạng nhẹ và hệ thống thông tin liên lạc...

Thêm vào đó, Washington và NATO không chỉ nên trừng phạt mỗi các tỉnh ly khai này mà lại không trừng phạt Nga. Thái độ chờ đợi hiện nay đã khiến Putin có nhiều thời gian để chuẩn bị. Các lệnh trừng phạt, đặc biệt là với các hoạt động cung ứng khí đốt và dầu mỏ có thể được dỡ bỏ bất cứ lúc nào nếu Putin rút các lực lượng. Những biện pháp trừng phạt như vậy, mà hàng đầu là việc Đức tạm dừng phê chuẩn dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc II, sẽ khiến Putin bị ảnh hưởng và buộc phải có phản ứng, thay vì ngược lại. Trong 14 năm qua, nhất là từ khi Nga chiếm Abkhazia và Nam Ossetia, Putin vẫn đang chơi trò “Diều hâu-bồ câu” (game of chicken) với phương Tây, và đến bây giờ thì ông đã thành công. Đã đến lúc lật ngược thế cờ với ông ta, nếu không sẽ không còn cơ hội.

Theo National Interest

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
23 Yêu thích
23 Bình luận 26 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại