[CÙNG BÀN LUẬN] Nhậu nhiều hơn đọc sách, dân trí Việt Nam cao hay thấp
Dựa theo báo cáo gần đây của Bộ Thông Tin-Truyền Thông, người Việt Nam chi 2,000 tỷ đồng để mua sách. Con số ngày quá nhỏ so với 117,000 tỷ đồng dành cho bia rượu. Nghĩa là tiền nhậu nhiều gấp tiền sách 58 lần.
Còn ở nước khác thì sao? Đây là doanh thu bia rượu so với sách của họ trong năm 2022.
- Mỹ | Bia rượu $283 tỷ, sách $9.1 tỷ, tỷ lệ 31
- Pháp | Bia rượu Є48 tỷ, sách Є3 tỷ, tỷ lệ 16
- Nhật | Bia rượu $122 tỷ, sách $16 tỷ, tỷ lệ 7.6
Nhậu hay đọc sách là sở thích của mỗi cá nhân. Tuy nó không phản ánh trình độ của người đó. Nhưng khi xét tổng quát, nó phản ánh ít nhiều mức độ dân trí toàn quốc.
So với những nền kinh tế tri thức như Nhật hay Mỹ, Việt Nam cần phải làm nhiều hơn để cải thiện. Khi người Việt Nam tiêu 1 đồng cho sách và 58 đồng để nhậu, thì người Mỹ chỉ tiêu 31 đồng và người Pháp chỉ tiêu 16.
Có rất nhiều lý do giải thích vì sao người Việt Nam không có văn hóa đọc sách.
- Kinh tế gia công | Khác các quốc gia đã đi trước, vốn có lượng dân chúng được ăn học cao, Việt Nam cho đến nay vẫn mắc kẹt trong vòng xoay gia công. Khó mà đòi hỏi người dân bỏ thời gian tìm tòi trong khi họ làm cả ngày chỉ đủ ăn. Giống như yêu cầu một công nhân hay chú xe ôm sau giờ làm phải ngồi đọc “Chủ nghĩa tư bản và tự do” của Mises. Nó quá vô lý và buồn ngủ.
- Giá sách | Một cuốn sách ở Mỹ có giá trung bình $20, tương đương 1 giờ làm việc. Còn ở Việt Nam thì là 200,000 đồng, gần nửa ngày lương. Khi thu nhập chưa cao, công việc không đòi hỏi, đọc sách được coi là hành vi thừa.
- Chất lượng dịch thuật | Tuy không thể đánh giá tất cả tác phẩm dịch, nhưng nếu bạn chọn ngẫu nhiên một cuốn nào đó, như của Malcolm Gladwell hay về Khắc Kỷ, và so sánh phiên bản gốc, bạn sẽ hơi khó chịu với cách dùng từ ngữ trong bản tiếng Viêt. Chính điều này làm độc giả cảm thấy chán nản và không mặn mà với sách trong nước.
Nhưng có quá đáng để nói dân trí Việt Nam thấp chỉ qua số lượng sách được bán?
Không nhất thiết. Mỗi người có niềm vui khác nhau. Một cậu sinh viên không giống một chú bảo vệ, một học giả cũng khác hoàn toàn với một cô bán phở.
Nếu không là sách, chúng ta có thể dùng cái khác. Như phim ảnh. Đây là 2 bộ phim Việt Nam có doanh thu cao nhất mọi thời đại.
1. Nhà bà nữ [2023], 475 tỷ, hài nhảm, Trần Thành làm đạo diễn và diễn viên chính.
2. Bố già [2021], 427 tỷ, hài nhảm, Trấn Thành làm đạo diễn và diễn viên chính.
Còn lướt trên mạng xã hội trong vài tháng gần đây, các sự kiện được quan tâm nhất là:
1. Cô gái chỉ bí quyết moi tiền trai trên Tinder.
2. Nờ Ô Nô.
3. Chiến thần Hà Linh.
Đó là những thứ gây tò mò nhưng lại vô bổ. Tại sao nó lại được quan tâm? Vì nội dung dễ hiểu và gây tranh cãi. Cộng thêm việc được quảng bá bởi những trang giải trí tin vịt triệu người theo dõi, nó trở thành xu hướng có định hướng.
Chúng ta có thể suy ngẫm thêm về nhiều thứ.
- Người Việt được đánh giá là kém văn minh nhất trên mạng.
- Chỉ 9% lực lượng lao động có trình độ.
Khó để đánh giá công bằng qua góc nhìn của một cá nhân. Nhưng rất khó thuyết phục để nói rằng dân trí Việt Nam đang ở mức cao, dựa theo những điều quan sát xung quanh.
Sự thay đổi cũng không bao giờ đến từ số đông, mà thường bắt nguồn từ thiểu số. Dân Việt Nam ham nhậu, nhưng bạn không cần phải làm theo. Dân Việt Nam lười đọc, bạn cũng không phải bắt chước sự thụ động đó.
Dân trí Việt Nam thấp, điều đó khó cãi. Nhưng bạn đừng dựa vào mức bình quân để tự kéo mình xuống.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận