menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hoàng Tùng Thiện Pro

[CÙNG BÀN LUẬN] Cổ phiếu VNZ: Tín hiệu cấp cứu từ con tàu đang chìm?

Nhiều bài báo đã mổ xẻ nguyên nhân lỗ của VNZ, hay Tập đoàn VNG, trong hơn một năm qua. Họ tập trung vào các khoản đầu tư vào công ty con và công ty liên kết. Tuy nhiên, vấn đề lại không thực sự nằm ở đó. Chúng ta sẽ cùng phân tích cổ phiếu VNZ hay giống như tín hiệu cấp cứu từ con tàu Titanic đang chìm dần.

Ngoài ra, bài viết chỉ lấy ẩn dụ đáng tiếc từ tàu Titanic để hiểu từ “kỳ lân” đến khi chìm nghỉm?)

Cái tên gây nhiều chú ý

Gần đây, cổ phiếu VNZ có lẽ là một trong những cái tên được nhắc đến nhiều nhất. Đặc biệt là hai phiên giao dịch đầu tiên, ngày 5 và 6 tháng 1 năm 2023 trên sàn Upcom.

Dư mua trần nhưng không có giao dịch

Trong hai phiên này, dư mua thường đều ở trên 60.000 đơn vị với giá trần. Nhưng không có cổ phiếu nào được khớp lệnh, hay không có lượng bán.

Giá chào sàn phiên mùng 5 tháng 1 là 240.000 đồng/cổ phiếu. Với mức giá trần đặt mua 336.000, nghĩa là tăng đến 40%.

Theo Tạp chí nguoiquansat, ông Lê Hồng Minh nghiễm nhiên trở thành nhân vật tiếng tăm. Nghĩa là ông lọt vào danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán.

Từng được định giá “khủng”

Tập đoàn VNG từng được xem là kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam. Theo Tạp chí congluan, năm 2014, công ty này được định giá 1 tỷ USD. Đến năm 2021, nó tiếp tục được quỹ đầu tư Temasek của chính phủ Singapore định giá 2,2 tỷ USD. Nghĩa là 2,2 triệu đồng một cổ phiếu.

Không những vậy, cũng theo tạp chí nêu trên, có những thời điểm VNZ được mua bán với giá 19 triệu đồng/cổ phiếu trên sàn OTC!

Liên tục làm ăn thua lỗ

Thời “hào quang” nhất của VNZ có lẽ là vào năm 2017. Công ty này đã đạt doanh thu thuần hơn 4.266 tỷ đồng, tăng 41% so với năm 2016. Và lợi nhuận trước thuế đạt 1.158 tỷ đồng, tăng 72% so với năm trước.

Nhưng tính đến Quý III năm 2022, công ty đã thua lỗ liên tiếp trong 4 quý. Nghĩa là đã bắt đầu thua lỗ từ Quý IV năm 2021. Tính riêng 9 tháng đầu năm 2022, VNG lỗ khoảng 764 tỷ đồng.

Nhưng tình hình đáng lo ngại dường như thực sự bắt đầu vào năm 2019. Khi đó, tỷ lệ giá vốn trên lợi nhuận đã tăng vọt trên dưới 10% so với các năm trước:

[CÙNG BÀN LUẬN] Cổ phiếu VNZ: Tín hiệu cấp cứu từ con tàu đang chìm?

Nhưng nó vẫn không hề giảm với tỷ lệ 56% cho 6 tháng đầu năm 2022. Bạn hình dung rằng với doanh thu 7.000 tỷ, 10% tương đương với 700 tỷ đồng.

Vi phạm quy định về công bố thông tin?

Đây là vấn đề không thực sự quá cần thiết khi phân tích tiềm năng và rủi ro của VNZ. Tuy nhiên, điều này đã gây cản trở rất lớn trong quá trình thu thập báo cáo tài chính để phân tích và đánh giá công ty này. Hiển nhiên, khẳng định vừa nêu cũng đúng khi nhà đầu tư muốn tìm kiếm thông tin về VNZ.

Nhưng dù sao, VNZ cũng thể hiện sự yếu kém trong kiểm soát rủi ro pháp lý. Hoặc công ty cố tình che dấu thông tin?

Theo Báo cáo thường niên năm 2019, Tập đoàn VNG đã trở thành công ty đại chúng từ năm 2011. Nhưng Tập đoàn đã vi phạm quy định tại Khoản 1, Điều 3; Điều 7, Điều 10, và Điều 14 về công bố thông tin theo quy định của Thông tư 96.

Nguyên nhân nào mới thực sự nguy hiểm?

Nếu xem các bài phân tích, chúng ta chủ yếu thấy nguyên nhân là do thua lỗ từ các công ty con, công ty liên kết. Điều này đúng một phần. Nhưng nó không thực sự giúp nhìn ra bản chất của vấn đề.

Vấn đề thực sự là: Tập đoàn VNG đã hoàn toàn bế tắc về chiến lược để hiện thực hoá tham vọng như giới thiệu trong Tầm nhìn được công bố trên trang web. Chúng ta sẽ sao chép lại như dưới đây:

“Kiến tạo công nghệ và phát triển con người. Từ Việt Nam vươn tầm thế giới”.

Rõ ràng, đây là một tham vọng rất lớn.

Tập đoàn VNG thực sự có gì?

Nếu nói về sản phẩm công nghệ của Tập đoàn VNG, nổi bật nhất là ứng dụng Zalo. Mặc dù vậy, cho đến nay, theo Bnews, sau 10 năm, Zalo vẫn chỉ là cỗ máy tiêu tiền. Hiện tập đoàn này cũng đang nỗ lực tìm cách tạo doanh thu từ Zalo. Nhưng dường như không mấy triển vọng.

Cũng theo Bnews, năm 2021, doanh thu mảng phân phối game chiếm tới 80%.

Như phần giới thiệu trên website, Tập đoàn này phân phối game tại Việt Nam cho các đối tác quốc tế từ năm 2005. Có thể kể đến như Võ Lâm Truyền Kỳ (của Kingsoft). Người ta không biết là bao nhiêu, nhưng giả định doanh thu từ game chủ yếu do phân phối lại của các đối tác quốc tế. Khi đó, dường như Tập đoàn không có sản phẩm bản quyền (tự viết) cốt lõi. Cốt lõi ở đây là tạo ra phần doanh thu, lợi nhuận đáng kể cho công ty.

Đó cũng là lý do suy đoán công ty đang rất bế tắc. Chúng ta buộc phải suy đoán. Bởi vì thông tin tìm thấy rất thiếu. Trong đó có cả vấn đề không thực hiện đúng quy định về công bố thông tin như đã nêu.

Vẫn là sai lầm lớn về chiến lược?

Ở trên, chúng ta thực sự không biết sản phẩm bản quyền cốt lõi tạo ra doanh thu chính cho VNG là gì.

Tìm kiếm may mắn từ bên ngoài

Nhưng dường như để hiện thực hoá tầm nhìn, công ty đang cố gắng “mò mẫm”. Và chiến lược của VNG có vẻ tìm ở bên ngoài, chứ không phải chính bên trong Tập đoàn. Đó là lý do mà VNG trong những năm gần đây đã “đổ tiền” vào các công ty con và công ty liên kết.

Bạn cũng đã biết Tập đoàn không thực hiện đúng quy định về công bố thông tin. Do đó, việc phân tích đầu tư vào công ty con chỉ có thể dựa vào một báo cáo tài chính riêng giữa niên độ. Chính vì vậy, việc phân tích rất bị hạn chế khi thiếu số liệu. Nhưng bạn có thể quan sát Báo cáo tài chính giữa niên độ năm 2021. Trong tổng giá trị đầu tư 1,7 nghìn tỷ ra bên ngoài, công ty đã phải lập dự phòng khoảng 950 tỷ. Nghĩa là có thể xem như công ty đã mất trên 50% cho các khoản đầu tư này.

Không dừng lại ở đó, chúng ta sẽ xem Báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2022. Chỉ tính riêng công ty liên kết và công ty khác (không bao gồm công ty con), trong khoảng thời gian này, VNG tiếp tục đầu tư thêm khoảng 1,1 nghìn tỷ.

“VNG đánh đâu thua đó”

Kết quả ai cũng đã biết. Chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều bài báo dạng “VNG đánh đâu thua đó”.

Như đã nêu trên, vấn đề của VNG là từ khoảng năm 2019. Đó là khi giá vốn tăng vọt đến trên dưới 10%. Đây là một tỷ lệ rất lớn Nó đã kéo dài khoảng hơn 3 năm qua.

Có lẽ, cách tốt nhất cho VNG là trở về “nguyên bản”. Nghĩa là duy trì như một công ty phân phối game và từ bỏ tham vọng “vươn tầm thế giới”?

Do vậy, có thể nhận định rằng có vẻ VNG giống như phải phát tín hiệu cấp cứu chứ không còn là “kỳ lân”. Tuy nhiên, người ta không hiểu tại sao giá đặt mua 336.000 mà “không ai chịu bán”. Liệu có nên đổi nghĩa SOS (save our souls – Hãy cứu linh hồn chúng tôi) thành “stay on the ship” (hãy ngồi yên trên tàu)?

Nhận định vừa nêu cũng rất có thể. Bởi vì nếu xem cơ cấu, vốn chủ yếu nằm trong tay ban lãnh đạo và các cổ đông lớn. Khi đó, họ đang tính toán hay chờ đợi điều gì? Nhìn chung, bạn có thể suy đoán. Tuy nhiên, có lẽ chúng ta cần kiên nhẫn hơn một chút.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Hoàng Tùng Thiện Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

480.00

+9.40 (+2.00%)

Biểu đồ mã VNZ
16 Yêu thích
13 Bình luận 4 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại