Cú sốc lịch sử trong lòng nước Mỹ, Bắc Kinh mạo hiểm với Donald Trump
Quan hệ Mỹ-Trung ngày càng rơi vào bế tắc, không lối thoát và triển vọng kinh tế đen tối đang nhấn chìm thị trường chứng khoán cũng như tài chính 2 nước, cũng như trên phạm vi toàn thế giới.
Trong phiên giao dịch đêm qua, thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ đã trải qua một phiên tồi tệ nhất kể từ đầu 2019 với chỉ số công nghiệp Dow Jones rớt 767,27 điểm (tương đương giảm 2,9%) xuống 25.717,74 điểm, rời xa ngưỡng 26 ngàn điểm.
Trong phiên, có lúc chỉ số này giảm tới gần 1.000 điểm.
Chỉ số tầm rộng S&P 500 kết thúc phiên cũng giảm gần 3% xuống 2.845 điểm, trong khi chỉ số công nghệ còn giảm thậm tệ hơn với -3,5% về gần 7.700 điểm.
Nhiều cổ phiếu trụ cột và có quan hệ nhiều với Trung Quốc như Apple, Boeing, FedEx, cổ phiếu bán dẫn như Micron Technology, Skyworks Solutions và Advanced Micro Devices… đều giảm mạnh.
TTCK Mỹ rớt thảm hại trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc lên mức cao chưa từng có với đòn “chơi đến cùng” của tổng thống Mỹ Donald Trump, trong khi Bắc Kinh cũng có dấu hiệu bắt đầu đáp trả với việc đồng Nhân dân tệ (NDT) xuống sát mức thấp kỷ lục và trượt khỏi ngưỡng 7 NDT đổi 1 USD.
Như vậy, chỉ sau vài tuần sau khi đạt mức kỷ lục mọi thời đại nhờ những kỳ tích về kinh tế dưới thời ông Donald Trump, cả 3 chỉ số chứng khoán của Mỹ đã quay đầu giảm, mất tổng cộng 6-7% sau 2 cú sốc.
Cú sốc đầu tiên là những phát ngôn của chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho rằng Fed chưa đảo chiều chính sách tiền tệ và cú cắt giảm lãi suất cuối tháng 7 chỉ là một sự điều chỉnh giữa chu kỳ.
Fed muốn chứng tỏ một sự độc lập với Nhà Trắng. Trong khi đố, tổng thống Mỹ Donald Trump muốn Fed cắt giảm lãi suất mạnh hơn để đảm bảo kinh tế phát triển vững chắc trước một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
Cú sốc thứ 2 chính là quyết định “tất tay” của ông Trump với Bắc Kinh và cú phản đòn của nền kinh tế số 2 thế giới. Trong tuần trước, ông Trump tuyên bố Mỹ sẽ áp thuế 10% đối với 300 tỷ USD hàng hóa còn lại của Trung Quốc nhập vào Mỹ, bắt đầu từ 1/9.
Trên thực tế, Trung Quốc đã chứng kiến những ảnh hưởng tiêu cực từ một đồng NDT rớt giá mạnh. Cú rớt giá 2015 đã khiến dòng vốn FDI sau đó tháo chạy khỏi nước này. Trung Quốc đã mất một khoản dự trữ lớn đến cứu đồng NDT.Đồng NDT hôm 5/8 đã xuống dưới ngưỡng 7 NDT đổi 1 USD và là mức thấp nhất trong 11 năm qua. Bắc Kinh cũng yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước ngừng nhập nông sản Mỹ.
Từ đó đến nay, Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ đồng NDT nhưng trong phiên 5/8 lần đầu tiên trong hơn 1 thập kỷ Bắc Kinh đã để NDT rớt khỏi ngưỡng quan trọng 7 NDT đổi 1 USD.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận