menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Bình Minh

Có thể dùng ngân sách nhà nước xử lý nợ xấu ?

Giải pháp cứu cánh cho cổ phiếu dòng bank ?

Ngân hàng Nhà nước dự kiến tỷ lệ nợ xấu nội bảng và nợ xấu tiềm ẩn cuối năm nay sẽ ở mức từ 7,1% - 7,7%, xấp xỉ 8% khi các ngân hàng thực hiện cơ cấu lại nợ, giãn hoãn theo Thông tư 01, Thông tư 03 và Thông tư 14.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố tài liệu về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025, phục vụ cho phiên họp toàn thể Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa XV. Trong đó, kiến nghị, trong một số ít trường hợp có khả năng sử dụng một số nguồn lực nhà nước nhất định để thực hiện các nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế, đặc biệt là việc cơ cấu lại các TCTD và xử lý nợ xấu.

Để tránh một “cú sốc” nợ xấu trong những năm tới, hiện các ngân hàng đang nỗ lực tăng “bộ đệm” dự phòng. Theo đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của hầu hết ngân hàng tăng trong nửa đầu năm nay đang ở mức khá cao. Như tại Vietcombank, tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 352%, tăng đến 98% so với cùng kỳ và cũng là ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất toàn ngành. Techcombank, MB và ACB cũng đạt tỷ lệ bao phủ nợ xấu rất cao, lần lượt là 259%, 237% và 208% đến cuối tháng 6/2021…

Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng dồi dào nguồn lợi nhuận, do đó, nhiều nhà băng vẫn gặp khó khăn trong trích lập dự phòng, tỷ lệ bao phủ nợ xấu vẫn ở mức “khiêm tốn”. Có thể kể đến: PGBank tỷ lệ bao phủ nợ xấu đến hết tháng 6/2021 mới chỉ đạt 33% hay Viet Capital Bank chỉ đạt 45%...

Để kiểm soát và hạn chế nợ xấu phát sinh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, sớm hoàn thiện khung khổ pháp lý về xử lý nợ xấu, tiến tới thành lập thị trường mua bán nợ chuyên nghiệp tại Việt Nam.

Đặc biệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị, trong một số ít trường hợp có khả năng sử dụng một số nguồn lực nhà nước nhất định để thực hiện các nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế, đặc biệt là việc cơ cấu lại các TCTD và xử lý nợ xấu.

Việc dự kiến lợi ích và chi phí cụ thể của các nhiệm vụ cơ cấu lại như vậy sẽ được ước tính và đề xuất cụ thể tại các Đề án và kế hoạch cơ cấu lại của ngành và lĩnh vực, như tại Đề án cơ cấu lại các TCTD.

Trong giai đoạn 2016 - 2020 khi xây dựng dự thảo Đề án Tái cơ cấu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã từng đề nghị Chính phủ dùng ngân sách nhà nước xử lý nợ xấu ngân hàng và ngay lập tức vấn đề này được mang ra bàn luận, mổ xẻ trong suốt thời gian qua.

Số ý kiến ủng hộ thì cho rằng, nợ xấu của ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định kinh tế vĩ mô và tình trạng lạm phát. Nếu xử lý được nợ xấu sẽ góp phần giảm được lãi suất cho vay, tác động tích cực đến nền kinh tế, giảm chi phí sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp.

Ngược lại, nhiều ý kiến khác lại cho rằng, việc hỗ trợ cho ngân hàng sẽ không công bằng với các thành phần doanh nghiệp khác. Nếu so sánh về sự khó khăn và các yếu tố để được hỗ trợ thì doanh nghiệp nhỏ và vừa cần hơn vì giải quyết việc làm cho nhiều lao động và tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, trong khi đó, ngân hàng vẫn kinh doanh lãi cao. Vì vậy, cuối cùng kiến nghị đã không được thông qua.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
2 Yêu thích
1 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại