menu
Cổ phiếu VPB - Phân tích và điểm mua
Nguyễn Dương Khôi Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Cổ phiếu VPB - Phân tích và điểm mua

Ngân hàng (Là ngành có tiềm năng tăng trưởng cực kỳ lớn khi VN là nước đang phát triển, có nhu cầu rất lớn về vốn nên ngành ngân hàng còn dư địa tăng trưởng 14-15%/năm trong 5-10 năm tới) – 9.5 điểm

2. Vị thế trong ngành: Là một trong những ngân hàng tư nhân hàng đầu Việt Nam với nguồn lực lớn từ cả nội tại trong nước cũng như sự hỗ trợ từ đối tác Sumitomo – 9 điểm

3. Ban lãnh đạo: Đội ngũ BLĐ tài năng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng với lối tư duy năng động, nắm bắt thị trường mới và khả năng chịu đựng rủi ro cao – 9 điểm

4. KQKD của DN: Gặp khó khăn trong năm 2022-2023 do ảnh hưởng của nền kinh tế và sự suy thoái của ngành bất động sản khiến nợ xấu tăng cao, nhất là với những khách hàng cá nhân của FE Credit và các DN BĐS, tuy nhiên đã đẩy mạnh trích lập dự phòng và quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng từ giữa năm 2024 – 7 điểm

5. Triển vọng DN trong tương lai:

+ Triển vọng:

- Khác với phần lớn ngân hàng tập trung hướng tới việc tăng tỷ lệ CASA để thu được chi phí đầu vào với giá thấp, VPB hướng tới việc tăng NIM bằng cách tối ưu lãi suất cho vay thông qua FE Credit – công ty con có nhiệm vụ cho vay tiêu dùng với đối tượng khách hàng cá nhân là chủ yếu. Chính vì vậy, VPB là ngân hàng có NIM cao nhất hệ thống

- Việc tái cấu trúc danh mục cho vay của FE Credit giúp cho chất lượng khách hàng cho vay cũng như phương thức cho vay được kiểm soát chặt chẽ hơn, không những vậy, yếu tố hỗ trợ từ thị trường khi mặt bằng lãi suất đã giảm mạnh trong 2 năm qua cũng như nền kinh tế đang trong giai đoạn hồi phục cũng giúp FE Credit giảm được tỷ lệ nợ xấu, qua đó giảm chi phí trích lập và giúp công ty có lợi nhuận trở lại..

- Ngoài ra, không thể không nhắc đến sự hỗ trợ của cổ đông lớn là Sumitomo – ngân hàng lớn thứ 2 Nhật Bản với tổng quy mô tài sản 2.100 tỷ USD, đây cũng là ngân hàng đã mua 49% FE Credit trong năm 2021 và 15% cổ phần VPB trong năm 2023, qua đó tạo nền tảng gia tăng hợp tác giữa hai ngân hàng, từ đây, VPB cũng có thêm cầu nối giúp kết nối các nhóm khách hàng quốc tế mới, hỗ trợ trong việc mở rộng khách hàng sử dụng dịch vụ VPB trong tương lai.

+ Khó khăn:

- Đánh đổi lấy NIM tăng cao nhất hệ thống là việc nợ xấu qua đó cũng dẫn đầu hệ thống với tỷ lệ nợ xấu đạt tới >5%, cao hơn 2% so với Q1/2024. Trong đó khoản nợ xấu của FE Credit vẫn chiếm chủ đạo với tỷ lệ >20%, ngoài ra còn rủi ro ở các tập đoàn BĐS như NVL …

- VPB luôn nằm trong nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân có chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cao nhất với tổng mức 14.075 tỷ (+9,3% yoy) trong 6 tháng đầu năm 2024

ð 8 điểm

6. Tỷ lệ Free-float: khá cao, khi đây là CP ngân hàng có thanh khoản rất lớn và lượng trôi nổi trên thị trường rất nhiều => 7 điểm

7. Hành động giá trong phiên: Tương đối ổn định, tuy nhiên là một trong những CP có sự biến động (beta) cao nhất ngành khi là ngân hàng có triết lý sẵn sàng tìm kiếm lợi nhuận cao từ những rủi ro – 8 điểm

8. Định giá DN: Sau 2 năm 2022 – 2023 đẩy mạnh trích lập dự phòng, VPB đang có dấu hiệu quay lại quỹ đạo tăng trưởng khi FE Credit bắt đầu có lợi nhuận trở lại, đây cũng là điểm nhấn có thể tạo đột phá trong lợi nhuận của VPB các quý sắp tới, và cũng là điểm để tái định giá VPB như trong chu kì 2020 – 2022.

Định giá sau BCTC Q2.2024

Giá bất tử: 14.000 – 16.000 đồng/cp (tương ứng định giá P/B 1 lần vào thời điểm cuối Q2/2024).

Giá an toàn: 18.000 – 19.000 đồng/cp (tương ứng định giá P/B 1 lần vào thời điểm cuối năm 2024).

Giá dự phóng 1: 26.000-27.000 đồng(tương ứng định giá P/B 1.5 lần vào thời điểm cuối năm 2024).

Giá dự phóng 2: 34.000 – 36.000 đồng/cp ((tương ứng định giá P/B 2 lần vào thời điểm cuối năm 2024).

ð Định giá hiện tại trong vùng tương đối an toàn khi mức định giá trung bình VPB từng đạt được từ 1-3 lần trong 3 năm gần nhất (9đ)

Tổng kết: 8.3đ => CP phù hợp với việc đầu tư dài hạn với kỳ vọng cổ phiếu được tái định giá lại trong tương lai với lợi thế cạnh tranh đặc biệt từ nguồn vốn cũng như biên lợi nhuận cực lớn từ các mảng cho vay rủi ro như FE Credit sau giai đoạn tái cơ cấu, cũng như sự phụ hồi của ngành BĐS.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả