menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Hoàng Tuấn

[Cổ phiếu nổi bật tuần] FTM, thảm họa cổ phiếu và những dấu hiệu cảnh báo sớm

Cổ phiếu của CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (FTM) đã có 16 phiên giảm sàn liên tiếp. Nhà đầu tư và CTCK liệu đã có thể tránh né "thảm họa" này như thế nào?

Chuỗi giảm sàn có thể kéo dài

Trong tuần qua, FTM đã có 4 phiên giảm sàn về mức giá 7.580 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là một phần trong chuỗi 16 phiên giảm sàn liên tiếp của cổ phiếu này tính từ giữa tháng 8 cho đến nay, sau khi có thông báo của HoSE thông báo đưa cổ phiếu FTM vào danh sách cổ phiếu không được giao dịch ký quỹ.

[Cổ phiếu nổi bật tuần] FTM, thảm họa cổ phiếu và những dấu hiệu cảnh báo sớm

Tính từ vùng giá 24.000 đồng/cổ phiếu, FTM đã giảm tới 70%. Còn tính từ đầu năm FTM cũng đã mất tới 54%.

Cho đến phiên ngày thứ Sáu 6/9, FTM vẫn hầu như chưa có giao dịch nào trong khi đó cổ phiếu này trước tháng 8 luôn duy trì mức thanh khoản trên 700.000 cổ phiếu/phiên. Điều này cho thấy, bên bán vẫn đang 'kẹp' hàng nặng và vẫn chưa có người mua trở lại.

Và điều này cũng đồng nghĩa, chuỗi giảm sàn của FTM hoàn toàn còn có thể kéo dài thêm nữa cho đến khi có lực mua bắt đáy.

Theo một số môi giới, không nhiều nhà đầu tư bị thiệt hại do FTM thay vào đó là các công ty chứng khoán sẽ là đối tượng bị mất nhiều nhất do đã cấp margin cho các cổ đông lớn của FTM.

Tuy nhiên, câu hỏi là liệu các công ty chứng khoán có thể tránh được các rủi ro này? Liệu đã có những cảnh báo nào xuất hiện trước đó giúp họ có thể thoát được khỏi sự sụp đổ trước khi tất cả là quá muộn?

Những dấu hiệu cảnh báo dễ nhận thấy

Quả thật, nếu theo sát hoạt động của FTM, nhà đầu tư hay các công ty chứng khoán hoàn toàn có thể "đánh hơi" được các rủi ro từ cổ phiếu này.

Đầu tiên và cũng là dễ dàng nhất là từ BCTC. Cho đến hết quý II/2019, FTM báo lỗ 31,04 tỷ đồng, trái ngược hoàn toàn với trạng thái lãi 24,96 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Theo giải trình của ban lãnh đạo FTM, chiến tranh thương mại đã ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường xuất khẩu chủ lực là Trung Quốc khiến sản lượng xuất khẩu 6 tháng giảm 27% và giá bán giảm mạnh.

Nếu nhanh nhạy hơn, bên nắm giữ FTM có thể đã nhận thấy tín hiệu kể từ BCTC quý I/2019 được công bố từ ngày 17/4. Theo đó, FTM đã thua lỗ trong quý I/2019 là 14,3 tỷ đồng.

Điều này đồng nghĩa, từ giữa tháng 4, nhà đầu tư cũng như công ty chứng khoán có 3 tháng rưỡi để hành động và thoát vị thế. Thậm chí, FTM còn "tạo điều kiện" khi giá cổ phiếu đạt đỉnh cao nhất lịch sử vào ngày 27/5 là 25.150 đồng/cổ phiếu.

Thứ hai là nguyên chủ tịch HĐQT Lê Mạnh Thường đã thôi nhiệm kể từ tháng 4 năm nay. Trong khi đó, FTM lại được xem là doanh nghiệp tâm huyết của ông Thường và FTM luôn có mối quan hệ mật thiết đối tác với một doanh nghiệp khác của ông Thường là CTCP Tập đoàn Đại Cường.
[Cổ phiếu nổi bật tuần] FTM, thảm họa cổ phiếu và những dấu hiệu cảnh báo sớm

Nguồn Bản cáo bạch.

Theo Bản cáo bạch niêm yết của FTM năm 2017, CTCP Tập đoàn Đại Cường là khách hàng có giá trị lớn nhất, gấp hơn 6 lần khách hàng đứng thứ 2 là CTCP Dệt sợi DamSan.

Hiện tại, trên BCTC 6 tháng 2019 được soát xét, FTM còn đang có hơn 200 tỷ đồng liên quan đến các khoản cho vay và phải thu với Đại Cường và New City - một doanh nghiệp cũng liên quan chặt với Đại Cường.

[Cổ phiếu nổi bật tuần] FTM, thảm họa cổ phiếu và những dấu hiệu cảnh báo sớm

Nguồn BCTC soát xét 6 tháng 2019.

[Cổ phiếu nổi bật tuần] FTM, thảm họa cổ phiếu và những dấu hiệu cảnh báo sớm

Nguồn BCTC soát xét 6 tháng 2019.

Tuy nhiên, trong năm 2017, tại Tập đoàn Đại Cường, ông Lê Mạnh Thường đã rút hết vốn góp và thôi toàn bộ chức vụ Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc.

Và sang đến tháng 9/2018, ông Thường cũng bán ra 4,4% cổ phần tại FTM. Hiện ông Thưởng và con gái là bà Lê Thùy Anh chỉ nắm hơn 30% cổ phần FTM.

Và điều đáng chú ý là thay thế cho ông Thường là ông Nguyễn Hoàng Giang, một gương mặt khó có thể xem là người có tiếng nói quyết định tại FTM.

[Cổ phiếu nổi bật tuần] FTM, thảm họa cổ phiếu và những dấu hiệu cảnh báo sớm

Nguồn Báo cáo thường niên 2018.

Trước khi là chủ tịch của FTM, ông Giang chủ yếu có kinh nghiệm đầu tư và tư vấn tại các công ty chứng khoán như BVS, NSI, SBS. Hiện tại, ông Giang còn đang "hưởng lương" thành viên HĐQT, BKS tại các doanh nghiệp trên sàn như FDC, TEG, SPD.

Cuối cùng, dấu hiệu xa hơn nhưng không quá khó với nhà đầu tư có kinh nghiệm, đó là việc tăng vốn của FTM đã không tương xứng với sự gia tăng về lợi nhuận.

Cụ thể, trước khi lên sàn, năm 2015, FTM đã có tới 2 đợt tăng vốn từ 150 lên 500 tỷ đồng trong đó, đợt tăng vốn đầu tiên có quy mô "hoàng tráng" tăng từ 150 lên 430 tỷ đồng.

Lẽ ra, theo sau các đợt tăng vốn này, lợi nhuận của FTM tối thiểu phải tăng theo tốc độ tăng vốn nhưng rốt cuộc ngay cả kỳ vọng này cũng không hề được đáp ứng.

[Cổ phiếu nổi bật tuần] FTM, thảm họa cổ phiếu và những dấu hiệu cảnh báo sớm

Từ mức lợi nhuận sau thuế gần 70 tỷ đồng năm 2015, FTM chỉ báo lãi 38 tỷ đồng năm 2016, 39 tỷ đồng năm 2017. Trong khi đó, đây là giai đoạn chiến tranh thương mại chưa hề xuất hiện.

Điều này cho thấy đợt tăng vốn "khủng" của FTM hầu như không giúp cải thiện hiệu quả hoạt động mà còn khiến kết quả kinh doanh đi xuống. Việc thua lỗ 2 quý vừa qua có lẽ chỉ xem là giọt nước tràn ly trong chuỗi sự kiện của thảm họa FTM.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại