Cổ phiếu ngân hàng chuyển động ra sao trong tháng 4?
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát tốt, cổ phiếu ngân hàng cũng có những dấu hiệu khởi sắc trong tháng qua.
Kết thúc phiên 29/04, chỉ số VN-Index tăng 106.58 điểm, tương đương tăng 16% so với cuối tháng trước 31/03, đóng cửa ở mức 769.11 điểm. Dữ liệu VietstockFinance cho thấy, chỉ số ngành ngân hàng vào cuối phiên theo đó cũng tăng 7.87 điểm, tương đương tăng 13% so với cuối phiên 31/03, lên mức 67.12 điểm.
Vốn hóa ngân hàng “hồi sinh” gần 94,000 tỷ đồng
Khép lại phiên 29/04, giá trị vốn hóa của nhóm ngân hàng đã leo lên mức hơn 789,206 tỷ đồng, tăng thêm hơn 93,680 tỷ đồng, tương đương tăng 13% so với mức 695,526 tỷ đồng của phiên cuối tháng trước 31/03.
Trong khi hầu hết các ngân hàng đều có vốn hóa tăng trong tháng qua thì Vietbank (VBB) lại là nhà băng có vốn hóa sụt giảm 6% so với tháng trước 31/03, còn hơn 5,908 tỷ đồng, đồng thời vốn hóa của NCB (NVB) không đổi so với phiên 31/03.
SHB là nhà băng có vốn hóa tăng mạnh nhất trong tháng qua với mức 30%, lên mức gần 23,127 tỷ đồng.
Vốn hóa ông lớn Vietcombank (252,204 tỷ đồng) tăng 10% và BIDV (143,184 tỷ đồng) tăng 15%, tương đương lần lượt tăng 22,253 tỷ đồng và 19,105 tỷ đồng. Vốn hóa VietinBank hơn 74,468 tỷ đồng, tăng 16%, tương đương tăng 10,426 tỷ đồng.
Ở phía các ngân hàng cổ phần tư nhân, vốn hóa MB (MBB) tăng 18%, lên mức hơn 38,462 tỷ đồng. Vốn hóa Techcombank (TCB) hơn 60,202 tỷ đồng, tăng 15% và VPBank ở mức gần 49,974 tỷ đồng, tăng 21%.
Thanh khoản EIB tăng phi mã, dẫn đầu giao dịch thỏa thuận
Nhìn vào thanh khoản cổ phiếu ngân hàng trong tháng qua, đã có gần 61 triệu triệu cp/ngày được chuyển giao, giảm 31% so với tháng 3, tương ứng với giá trị giao dịch hơn 1,043 tỷ đồng/ngày, giảm 29% so với tháng trước.
Sacombank (STB) giữ vị trí đứng đầu về thanh khoản khi có gần 10 triệu cp/ngày được giao dịch, nhưng cũng giảm 27% so với tháng trước.
Xét về tốc độ tăng trưởng, BID, EIB, KLB, VBB, VCB là 5 mã có khối lượng giao dịch bình quân tăng còn các mã khác đều có thanh khoản giảm. Trong đó, Eximbank (EIB) có thanh khoản tăng mạnh nhất với hơn 5 triệu cp/ngày được giao dịch, gấp 2 lần tháng trước. Khối lượng giao dịch bình quân KLB tăng 74% so với tháng 3 nhưng chỉ có 670 cp/ngày được giao dịch.
Ngược lại, Bac A Bank (BAB) là nhà băng có thanh khoản giảm mạnh nhất (-99%) so với tháng trước.
Trong tháng 4, khối ngoại đã bán ròng hơn 82 triệu cp ngành ngân hàng, với giá trị bán ròng gần 1,705 tỷ đồng, tăng 4% về khối lượng và 44% về giá trị so với tháng trước.
Nếu xét về khối lượng bán ròng, STB là nhà băng có khối ngoại bán ròng mạnh nhất với hơn 30 triệu cp, giá trị gần 279 tỷ đồng, tăng 73% về khối lượng và tăng 55% về giá trị.
Còn VCB là nhà băng có giá trị khối ngoại bán ròng lớn nhất với hơn 406 tỷ đồng, khối lượng bán ròng hơn 6 triệu cp, tăng 75% về khối lượng và gấp 2 lần về giá trị.
Chỉ có 2 ngân hàng được khối ngoại mua ròng là LPB, NVB. Trong đó, LPB được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với 2.4 triệu cp, giá trị gần 16 tỷ đồng, trong khi tháng 3 khối ngoại bán ròng hơn 5 triệu cp LPB và giá trị gần 30 tỷ đồng.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận