Cổ phiếu nào sẽ hưởng lợi khi Viettel đấu giá thành công băng tần cho mạng 4G và 5G?
Từ đáy tháng 11/2022, CTR đi lên khá bền, ít xuất hiện nhịp điều chỉnh lớn và đã tăng 230% sau 1 năm 4 tháng.
Cụ thể, Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội Viettel vừa đấu giá thành công quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần 2500-2600 MHz trong vòng 15 năm tới với mức giá trên 7.000 tỷ đồng.
Băng tần 2500-2600 MHz được Bộ TT&TT quy hoạch để triển khai các hệ thống thông tin di động theo tiêu chuẩn 5G, 4G và các công nghệ tiếp theo.
Đối với Viettel, băng tần 2500-2600 MHz có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi đây là băng tần hiệu quả để Viettel triển khai đồng thời cho cả mạng di động 4G và mạng di động 5G, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ 4G hiện nay và chính thức cung cấp dịch vụ 5G. Đây cũng là băng tần tối ưu được vùng phủ với bán kính gấp 1,3 lần so với băng tần band C (3500 MHz).
Trước đó, nhằm thúc đẩy thương mại hóa mạng 5G, vào ngày 21/2/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đã phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền sử dụng băng tần 2.300 - 2.400 MHz vào giữa năm 2023. Tuy nhiên, phiên đấu giá không thành công do không có nhà mạng di động nào tham gia. Đến ngày 25/10/2023, Bộ TTTT ban hành Quyết định 2041/QĐ-BTTTT tiếp tục thực hiện một phiên đấu giá khác, các bên tham gia có thể sẽ đấu thầu ở dải tần từ 2.500 - 2.600 MHz, lần này Viettel - Công ty mẹ của Tổng CTCP Công trình Viettel (CTR) đã trúng thầu.
Đón nhận thông tin tích cực từ công ty mẹ, CTR tăng kịp biên độ lên 112.500 đồng/cp trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 11/3, đây cũng là mức đỉnh thời đại của cổ phiếu này. Từ đáy tháng 11/2022, CTR đi lên khá bền, ít xuất hiện nhịp điều chỉnh lớn và đã tăng 230% sau 1 năm 4 tháng.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận