Tìm mã CK, công ty, tin tức


Đọc nhiều
Bình luận nhiều
Việc một cổ phiếu chuyển sàn từ UPCOM lên HOSE thường mang lại nhiều cơ hội hấp dẫn cho nhà đầu tư nhờ vào yếu tố minh bạch được tăng lên, tính thanh khoản cao và được sự chú ý từ các quỹ lớn trong - ngoài nước. Dưới đây là phân tích chi tiết về cơ hội và rủi ro cũng như chiến lược đầu tư khi có thông tin cổ phiếu được chuyển sàn:
1. Tăng tính minh bạch và mức độ uy tín
Điều này giúp giảm thiểu rủi ro gian lận và tạo niềm tin với nhà đầu tư.
2. Thu hút dòng tiền lớn từ nhà đầu tư tổ chức
Nhiều quỹ đầu tư, đặc biệt là các quỹ ngoại và quỹ ETF (như ETF VFMVN Diamond, ETF SSIAMVN30, FTSE Vietnam Index ETF...) chỉ đầu tư vào cổ phiếu niêm yết trên HOSE.
Khi cổ phiếu đủ điều kiện chuyển sàn, sẽ có dòng tiền lớn mua vào, tăng thanh khoản và giá cổ phiếu cũng được đẩy lên.
3. Cơ hội tham gia vào các rổ chỉ số lớn
Khi chuyển sang HOSE, cổ phiếu sẽ có cơ hội được đưa vào các rổ chỉ số như:
Khi được đưa vào các chỉ số này, quỹ đầu tư thụ động (ETF) sẽ mua vào khối lượng lớn, từ đó giúp đẩy giá cổ phiếu lên.
4. Hiệu ứng kỳ vọng giá tăng trước khi chuyển sàn
Khi thông tin chuyển sàn được công bố, cổ phiếu thường có xu hướng tăng giá tốt do nhà đầu tư kỳ vọng vào việc được định giá lại cao hơn, cũng như triển vọng mở rộng quy mô vốn và tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của doanh nghiệp trong tương lai.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội đầu tư mang lại khi cổ phiếu được chuyển sàn sang HOSE, thì rủi ro đi kèm cũng sẽ luôn hiện hữu.
1. Hiệu ứng "tin ra là bán" ?
Cổ phiếu có thể tăng giá mạnh trước khi chuyển sàn, nhưng sau khi niêm yết trên HOSE, nhiều nhà đầu tư có xu hướng chốt lời khiến giá có nhịp điều chỉnh trong ngắn hạn. Nếu FOMO và mua sai thời điểm, nhà đầu tư có thể sẽ bị lỗ trong ngắn hạn.
2. Chuyển sàn nhưng hoạt động kinh doanh kém hiệu quả
Một số doanh nghiệp chỉ làm đẹp số liệu để đủ điều kiện chuyển sàn nhưng sau khi chuyển sàn sang HOSE, lợi nhuận doanh nghiệp suy giảm, dẫn đến giá cổ phiếu cũng điều chỉnh giảm mạnh.
3. Pha loãng cổ phiếu
Một số công ty tăng vốn điều lệ sau khi chuyển sàn (phát hành cổ phiếu mới) nhưng lợi nhuận không tăng trưởng để bù đắp, khiến lợi nhuận chia sẻ trên mỗi cổ phần (EPS) giảm, gây áp lực giảm giá cho cổ phiếu.
1. Phân tích cơ bản
2. Định giá cổ phiếu
So sánh chỉ số P/E (Giá/EPS) và P/B (Giá/giá trị sổ sách) với các công ty cùng ngành hoặc so sánh với trung bình ngành xem còn rẻ không ?
Nếu cổ phiếu có P/E hoặc P/B thấp hơn trung bình ngành, hoặc thấp hơn doanh nghiệp cùng quy mô thì tiềm năng tăng giá khi chuyển sàn là rất lớn.
3. Thanh khoản & cơ cấu cổ đông
Theo dõi các doanh nghiệp có kế hoạch chuyển sàn từ UPCOM lên HOSE qua báo cáo tài chính và thông báo của doanh nghiệp trong các kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên.
Đặt mục tiêu lợi nhuận và vùng giá cắt lỗ hợp lý.
Tránh mua khi giá đã tăng quá nóng (tăng >50% trong thời gian ngắn). Mục tiêu lợi nhuận từ 50 - 100% khi cổ phiếu chính thức chuyến sàn. Vùng giá cắt lỗ, nếu giá cổ phiếu giảm >10% so với điểm mua.
Mới đây nhất là NAB (Ngân hàng TMCP Nam Á): sau khi có thông tin được chấp thuận chuyển sàn từ UPCOM lên HOSE (từ tháng 12/2023 - nay) giá cổ phiếu tăng gần 70% trong vòng vỏn vẹn 1 năm. Gần đây, cổ phiếu NAB còn được MVIS thêm vào rổ chỉ số với khối lượng mua vào hơn 8 triệu cổ phiếu.
Khi cổ phiếu có thông tin chuyển sàn từ UPCOM lên HOSE mang lại tiềm năng tăng giá rất lớn theo từng giai đoạn, nhờ tăng thanh khoản, uy tín trên sàn, tăng trưởng kết quả kinh doanh và khả năng được đưa vào các rổ chỉ số lớn. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần đánh giá kỹ về nền tảng tài chính, định giá và dòng tiền lớn trong quá trình cổ phiếu được lên sàn để ra quyết định đầu tư và chiến lược đầu tư hiệu quả.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường