24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Nguyễn Hoàng Tuấn
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Cơ hội để hàng không Việt Nam cất cánh sau dịch

Sau thời gian dài chống chọi với COVID-19, nhiều doanh nghiệp hàng không đang trong tình trạng kiệt quệ về tài chính khi hoạt động sản xuất kinh doanh ở mức thấp nhất chưa từng có. Vì vậy, việc nhanh chóng triển khai giải pháp để các hãng bay vượt

Đứng trước bờ vực phá sản

Trong dự thảo báo cáo Thủ tướng về tình hình phát triển doanh nghiệp năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết hàng không là nhóm có doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, khiến "các doanh nghiệp đang đứng bên bờ vực phá sản".

Cụ thể, COVID-19 khiến nhu cầu vận tải hàng không giảm mạnh 34,5- 65,9% so với năm 2019. Doanh thu dịch vụ vận tải hàng không năm 2020 sụt giảm trung bình trên 61% so với 2019.

Riêng với Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), cơ quan này dự kiến số lỗ trong quý I/2021 ở mức 4.800 tỉ đồng, 6 tháng đầu năm có thể lên đến 10.000 tỉ đồng. Hiện tại, với số nợ phải trả quá hạn lên tới 6.240 tỉ đồng, doanh nghiệp này đang rơi vào trạng thái cực kỳ khó khăn, bên bờ vực phá sản.

Cùng đối mặt với khó khăn như Vietnam Airlines, các hãng hàng không tư nhân như và Vietjet Air trong năm 2020 cũng đã cố gắng duy trì sản xuất kinh doanh thông qua việc chuyển nhượng tài sản và dự án đầu tư tài chính đã được tích lũy trong giai đoạn trước. Tuy nhiên, Vietjet đang thiếu hụt 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ hoạt động kinh doanh.

PGS.TS. Nguyễn Thiện Tống, chuyên gia hàng không, cho rằng qua hơn 1 năm năm chống chọi với COVID-19, các hãng bay đã kiệt quệ về tài chính nên nếu dịch tiếp tục kéo dài hoặc những giải pháp hỗ trợ ở tầm quốc gia không hiệu quả thì họ sẽ lâm nguy, đứng trước bờ vực phá sản.

Theo các chuyện gia dự báo, tình hình sẽ tiếp tục khó khăn hơn trong năm 2021 và nguồn lực về tài chính để hỗ trợ cho dịch vụ vận tải hàng không đang dần cạn kiệt.

Cơ hội để hàng không Việt Nam cất cánh sau dịch

Đẩy nhanh chính sách hỗ trợ

Nhằm hỗ trợ ngành hàng không vượt khó, Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ như: Giảm 50% giá cất cánh, hạ cánh tàu bay và giá dịch vụ điều hành bay đi, đến đối với các chuyến bay nội địa; áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay bằng 70% mức thuế quy định và tiếp tục gia hạn cho đến năm 2021; áp dụng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cơ cấu lại thời hạn trả nợ vay, miễn giảm lãi phí vay, tháo gỡ các khó khăn về vốn...

Cùng với Chính phủ, ngành Ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp. Về gói chính sách tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines, hiện đã có 3 tổ chức tín dụng là Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank), Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB). Các ngân hàng đã có cam kết tài trợ cho Vietnam Airlines vay với tổng số tiền là 4.000 tỷ đồng từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

"Các tổ chức tín dụng và Vietnam Airlines đang tích cực triển khai các thủ tục đàm phán thống nhất ký kết hợp đồng tín dụng để sớm giải ngân dự kiến trong cuối tháng 6, đầu tháng 7 năm 2021", ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN cho biết.

Theo đại diện Vietnam Airlines, với nguyên tắc sử dụng gói giải pháp để bổ sung vốn phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh và bù đắp thiếu hụt thanh khoản do đại dịch COVID-19, Vietnam Airlines đã xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn tiền này để hỗ trợ thanh khoản, thanh toán các khoản phải trả quá hạn, các khoản vay ngắn hạn và trả các khoản vay ngắn hạn, dài hạn tại các ngân hàng.

“Vietnam Airlines có trách nhiệm tính toán giá trị phần hỗ trợ của Nhà nước trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất vay của khoản vay tái cấp vốn và lãi suất thị trường để đề xuất phương án bảo đảm quyền lợi của cổ đông Nhà nước, kể cả phương án tăng tương ứng giá trị phần vốn Nhà nước trong doanh nghiệp”, đại diện Vietnam Airlines nói.

Tại hội thảo quốc gia “Vượt qua khủng hoảng phát triển bền vững ngành hàng không Việt Nam”, PGS.TS. Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, cũng khẳng định, Chính phủ thường xuyên quan tâm tới phát triển ngành hàng không như đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng hành lang pháp lý tạo môi trường hoạt động ngày càng thuận lợi. Các hãng hàng không Việt Nam đều cần được “cứu”, Nhà nước có trách nhiệm thực hiện các giải pháp như hỗ trợ cấp vốn, lãi suất…

Tuy nhiên, các hãng hàng không cần chứng minh và thuyết phục ngân hàng rằng ngành hàng không là mũi nhọn về kinh tế, hứng chịu thiệt hại nhiều nhất nhưng lúc đứng dậy cũng phải là đầu tiên. Đặc biệt, các hãng hàng không cần chung sức, đồng lòng vượt qua đại dịch, PGS.TS. Trần Đình Thiên nói.

(Thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/05/2020 của Chính phủ)

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả