menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Bùi Văn Hà

Có đơn hàng cho năm sau, doanh nghiệp xuất khẩu gạo phấn khởi

Tận dụng được lợi thế thị trường, doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam từng bước điều chỉnh kế hoạch kinh doanh.

Giá trong nước ổn định, giá xuất khẩu tăng cao

Ngày 4/12, theo cập nhật của Sở NN&PTNT tỉnh An Giang, lúa OM 5451 ở mức 9.000 - 9.200 đồng/kg; lúa IR 504 duy trì ổn định ở mức 8.700 - 8.900 đồng/kg; lúa OM 18 ở mức 9.100 - 9.200 đồng/kg; lúa OM 18 ở mức 9.000 - 9.200 đồng/kg; OM 380 dao động quanh mốc 8.600 - 8.800 đồng/kg; lúa Đài Thơm 8 dao động quanh mốc 9.200 - 9.400 đồng/kg; Nàng hoa 9 dao động quanh mốc 9.100 - 9.200 đồng/kg.

Tương tự, nếp An Giang khô ổn định quanh mức 9.400 - 9.800 đồng/kg; nếp Long An khô ở mức 9.400 - 9.800 đồng/kg.

Đối với các loại gạo hôm nay không có biến động so với trước. Theo đó, giá gạo nguyên liệu OM 5451 Việt tiếp đà đi ngang và dao động quanh mức 13.350 - 13.500 đồng/kg; gạo thành phẩm OM 5451 duy trì quanh mức 15.600 - 15.700 đồng/kg.

Ghi nhận thị trường lúa gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay thị trường lúa giao dịch chậm, thời tiết ảnh hưởng đến thu mua trong khi giá lúa các loại ít biến động.

Tại tỉnh Tiền Giang nguồn gạo về ít, giá gạo các loại có xu hướng giảm. Trong khi đó, tại Đồng Tháp, nguồn gạo ít, chủ yếu từ Campuchia với nhu cầu khi mua ổn định.

Tại các chợ lẻ ở Tp.HCM, thị trường ổn định khi giá gạo Sóc thường ở mức 19.000 đồng/kg; gạo Nàng hoa 9 ở mức 19.500 đồng/kg; gạo nàng Nhen dao động quanh mức 26.000 đồng/kg; gạo Jasmine ổn định ở 16.000 - 18.500 đồng/kg; gạo tẻ thường ở mức 12.000 - 14.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 16.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài 18.000 - 20.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 19.500 đồng/kg; gạo sóc thường 16.000 - 17.000 đồng/kg; gạo sóc thái 18.500 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 21.000 đồng/kg; gạo Nhật 22.000 đồng/kg.

Có đơn hàng cho năm sau, doanh nghiệp xuất khẩu gạo phấn khởi
Giá lúa gạo trong nước ổn định trong khi giá xuất khẩu tăng cao là tín hiệu vui cho doanh nghiệp.

Ông Vũ Văn Đồng, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư và Thương mại Đại Dương cho rằng, giá gạo của Việt Nam đang ở mức cao kỷ lục, doanh nghiệp không dám ký đơn hàng xa, tránh rủi ro trượt giá.

Thời điểm này, gạo là mặt hàng khá nhạy cảm. Do vậy, bất kỳ động thái của các nhà sản xuất hàng đầu như Ấn Độ, Trung Quốc có thể gây biến động về giá cả. Giá gạo ở mức cao tác động khá lớn đến các doanh nghiệp, nếu không xác định đúng thị trường trọng tâm, sản phẩm mục tiêu có thể thua lỗ ngay khi thị trường thuận lợi.

Do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang theo dõi sát các biến động thị trường theo ngày, đánh giá rủi ro để đưa ra quyết định có tiếp tục thu mua, xuất khẩu.

Hướng đến thị trường trọng điểm

Báo cáo quý 4/2023 của Tổng cục Hải quan cho thấy, Việt Nam là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất vào Trung Quốc với thị phần chiếm gần 40%, tăng đáng kể so với mức 13,5% của cùng kỳ.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam kỳ vọng khi Trung Quốc đang mở cửa cho các sản phẩm gạo của Việt Nam, do vậy xuất khẩu loại lương thực này sang quốc gia 1,4 tỷ dân trong cuối năm 2023 và đầu năm 2024 sẽ tiếp tục khả quan.

Hiện tại, một vài doanh nghiệp đã ký hợp đồng với đối tác Trung Quốc cho quý 1/2024. Tùy theo nhu cầu của khách hàng, lượng hàng và biến động thị trường mà doanh nghiệp Việt Nam sẽ xem xét chốt giá hợp lý.

Ông Trần Quốc Toản, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam có khả năng cung ứng tốt các dòng gạo được ưa chuộng tại Trung Quốc, điển hình như các dòng gạo thơm phẩm cấp cao, gạo ST, gạo nếp…

“Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đánh giá Trung Quốc là thị trường quan trọng và đã thiết lập quan hệ bạn hàng truyền thống lâu năm. Doanh nghiệp Việt đang nâng cao chất lượng và quy cách sản phẩm, đáp ứng tốt các quy định, phục vụ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Trung Quốc”, ông Toản nói.

Trong khi đó, ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhận định, cái khó của Việt Nam khi xuất khẩu gạo sang Trung Quốc là sự hạn chế về mặt hàng, trong đó gạo nếp và gạo thơm chiếm tỷ trọng lớn.

“Gạo ST của mình chưa nhiều, chưa đủ cho tiêu dùng nội địa. Trong khi, thị trường Trung Quốc khá ưa thích mặt hàng này, nhưng đắt quá thì họ không mua. Do vậy, giá mặt hàng này không tăng mạnh được”, ông Nam nhận xét.

Xuất khẩu lương thực sang Trung Quốc lúc này chỉ có thể trông chờ vào gạo thơm. Tuy nhiên thời điểm này đã kết thúc vụ thu đông, doanh nghiệp lùng sục mua nhưng không có hàng.

Đồng thời, nhiều doanh nghiệp cùng quan điểm, giá gạo Việt Nam tăng quá cao chưa hẳn là lợi thế vì khi giá cao khách hàng sẽ tìm đến thị trường khác có giá tốt hơn mà chất lượng gạo tương đương. Chính vì giá cao, một số mặt hàng gạo thơm như DT8, OM 5451 của Việt Nam có nguy cơ mất thị trường, rơi vào tay doanh nghiệp Thái Lan.

Để có thể tận dụng cơ hội xuất khẩu trong năm 2024, ông Phạm Quang Diệu, Kinh tế trưởng Công ty CP Phân tích và dự báo thị trường Việt Nam (Agro Monitor) cho rằng: “Các doanh nghiệp phải hết sức thận trọng khi quyết định ký hợp đồng giao xa vì nguồn cung hạn hẹp, vốn tín dụng khó khăn. Trường hợp, các ngân hàng có thể thúc đẩy tín dụng cho ngành gạo, các doanh nghiệp hưởng lợi nhiều hơn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu”.

Theo ước từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 11 tháng của năm 2023, Việt Nam xuất khẩu khoảng 7,65 triệu tấn gạo, thu về 4,41 tỷ USD, tăng 36,3% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là con số kỷ lục cao nhất từ trước tới nay.

Bên cạnh kỷ lục về xuất khẩu, gạo Việt Nam đã vượt qua các đối thủ và được vinh danh "Gạo ngon Nhất thế giới" (World’s Best Rice). Theo đó, Việt Nam có 3 doanh nghiệp tham dự hội nghị và gửi 6 mẫu gạo tham gia giải thưởng. Cụ thể, Doanh nghiệp Hồ Quang - Hồ Quang Trí gửi 2 mẫu gạo ST24, ST25; Tập đoàn Lộc Trời gửi 2 mẫu gạo LT28 và Nàng Hoa 9, Tập đoàn ThaiBinh Seed gửi 2 mẫu gạo TBR39-1 và nếp A Sào.

Còn dự báo của Bộ Công Thương chỉ ra, năm 2023 Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt khoảng 4,5 tỷ USD và là mức cao nhất từ trước đến nay. Bộ Công Thương cũng nhận định, Việt Nam đang có nhiều cơ hội trước những biến động của thị trường gạo thế giới. Đây cũng là lúc Việt Nam sẽ đón nhận những khách hàng quốc tế mua những lô hàng lớn và ổn định lâu dài.

Tuy vậy, các doanh nghiệp cần nắm rõ biến động tại các thị trường nhập khẩu để có định hướng thu mua các đơn hàng. Ngoài ra, lựa chọn thời điểm phù hợp để ký hợp đồng xuất khẩu gạo.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

18.85

-0.16 (-0.83%)

Biểu đồ mã Rice
1 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại