Chuyên gia Trần Ngọc Báu: Tỷ giá sẽ không còn nhiều áp lực từ nửa đầu năm 2025
Theo phân tích của Chuyên gia Trần Ngọc Báu, về hai quý cuối 2024, tăng trưởng kinh tế và tỷ giá sẽ là hai yếu tố tác động lớn nhất lên việc điều hành chính sách.
Trong đó, do năm 2023 đã hoàn thành mục tiêu nên áp lực tăng trưởng kinh tế lên nhà điều hành trong năm nay sẽ rất lớn, và có thể đè nặng lên cả chính sách về lạm phát và tỷ giá.
"Một bên phải tăng trưởng kinh tế bằng cách duy trì lãi suất thấp, một bên phải ngăn chặn dòng vốn hút ra do lãi suất Việt Nam quá thấp so với toàn cầu", ông cho hay.
Về yếu tố tỷ giá, chuyên gia nhận định: "Tỷ giá từ giờ đến rất áp lực, nhưng đến cuối năm có thể đỡ hơn. Ngày trước đặt mục tiêu khoảng 2 - 3% nhưng đến thời điểm hiện tại có thể phải điều chỉnh lại mục tiêu. Từ nay đến cuối năm không mất giá thêm đã là thành công".
Với yếu tố lạm phát, ông Báu cho biết báo chí và nhiều chuyên gia đã chỉ ra một số dấu hiệu lo ngại. Tuy nhiên, "lạm phát sẽ chỉ áp lực đến tháng 8, sau đó sẽ đi ngang và hạ nhiệt", ông nói. "Mục tiêu 4,5% rất an toàn cho nhà điều hành và sẽ kiểm soát được dưới mốc này. Áp lực không phải quá lớn".
Theo CEO WiGroup, sang nửa đầu năm 2025, những sức ép này sẽ dịu bớt. Trong đó, áp lực về tăng trưởng kinh tế vẫn còn, nhưng không cao như nửa cuối 2025. Đồng thời, lạm phát sẽ kiểm soát tốt hơn, trong bối cảnh nền kinh tế vẫn yếu. Nếu lạm phát đến sẽ chủ yếu là do chi phí đẩy chứ không phải do cầu kéo.
Còn về yếu tố tỷ giá, ông Báu nhận định: "Từ nửa đầu 2025, tỷ giá không còn nhiều áp lực nữa".
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận