menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Sơn Tuấn

Chuyên gia tâm lý chỉ ra 5 thói quen xấu về tiền bạc của người ái kỷ

Những người theo chủ nghĩa ái kỷ có thể rất hào phóng trong việc chi tiêu phục vụ bản thân nhưng lại keo kiệt với những thứ cần thiết.

Bài viết chia sẻ của tiến sĩ Ramani Durvasula - nhà tâm lý học, giáo sư tâm lý học tại Đại học Bang California, Los Angeles.

Hội chứng yêu bản thân thái quá, hay còn gọi là ái kỷ, được coi là một trong những tính cách gây ra nhiều sự khó chịu cho những người xung quanh. Và điều đáng buồn là những người ái kỷ - với các đặc điểm phổ biến như tự cao, cho mình là người vượt trội hơn người khác, và thiếu đồng cảm - đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây.

Đáng ngại hơn, những đặc điểm tính cách này thường không được quan tâm hoặc bị bỏ qua, đặc biệt là ở những người không hiểu về bệnh ái kỷ hoặc có những điểm yếu khác như thiếu sự tự trọng về bản thân.

Hầu hết các chuyên gia tâm lý học đều nhận thấy rằng, ái kỷ là một kiểu tính cách không tốt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và hoạt động của những người đang bị mắc hội chứng này, đặc biệt là khi nó liên quan đến tiền bạc.

Những người ái kỷ dường như đang cố gắng tìm kiếm quyền lực trước những người khác để cảm thấy tốt hơn về bản thân, và tiền bạc là công cụ họ sử dụng để thao túng và kiểm soát người xung quanh.

Dưới đây là những thói quen liên quan đến tiền bạc đã được chính những người mắc hội chứng ái kỷ chia sẻ.

1. Tỏ ra bí ẩn về tài chính của bản thân

Ngay cả với những người có mối quan hệ thân thiết, người ái kỷ vẫn giữ bí mật về tình hình tài chính của họ, chẳng hạn như họ kiếm được bao nhiêu hoặc đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền.

Bằng việc giữ kín tình hình tài chính cá nhân, họ có thể đưa ra các quyết định về tiền bạc từ một phía và kiểm soát việc đối phương (người yêu hoặc người thân trong gia đình) tiêu pha, mua bán. Họ có thể nói với đối phương rằng “Hãy để anh/em chịu trách nhiệm về tài chính trong gia đình và em/anh sẽ không phải suy nghĩ về tiền bạc nữa".

Vấn đề này cũng có thể xảy ra trong kinh doanh. Một người đồng sáng lập công ty mắc hội chứng ái kỷ có thể nói với bạn rằng: “Vì bạn là thiên tài sáng tạo, nên tôi sẽ phụ trách việc tiền bạc nhàm chán của chúng ta".

Bạn phải làm gì: Nếu bạn không cảm thấy tự tin về vấn đề tiền bạc thì hãy để vợ/chồng hoặc đối tác kinh doanh của bạn chịu trách nhiệm xử lý. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ, bạn sẽ bị mất điểm tín dụng nếu không thanh toán hóa đơn đúng hạn.

Hãy yêu cầu được thông báo khi có bất cứ quyết định tài chính nào ảnh hưởng đến bạn.

2. Chỉ thể hiện sự hào phóng ở bên ngoài

Đối với những người ái kỷ, việc chi một số tiền lớn cho người khác có thể là một cách để khiến người khác yêu thích họ. Họ có thể rất keo kiệt trong việc chi tiêu cho những người thân, nhưng có thể mời đồng nghiệp hoặc bạn bè ăn bữa tối bên ngoài, hay thậm chí là tặng quà cho họ.

Điều này có thể khiến những người thân bên cạnh người ái kỷ cảm thấy rất khó chịu.

Hãy tưởng tượng cảm xúc của một người vợ khi phải nghe chồng cằn nhằn về những người bạn của anh ta, trong khi chính anh ta là người nhất quyết đòi trả tiền cho bữa ăn cùng bạn bè.

Bạn phải làm gì: Việc sống bên cạnh một người ái kỷ sẽ khiến tinh thần bạn mệt mỏi. Để duy trì mối quan hệ một cách lành mạnh và lâu dài, hãy viết nhật ký hoặc nói chuyện với bác sĩ trị liệu để giải tỏa cảm xúc của bản thân.

Bạn cũng có thể nhận ra rằng, biện pháp tốt nhất là thiết lập một ranh giới cảm xúc nghiêm ngặt hoặc thoát khỏi mối quan hệ này nếu họ không muốn thay đổi.

3. Họ luôn keo kiệt cho những thứ cần thiết

Những người theo chủ nghĩa ái kỷ có thể rất hào phóng trong việc chi tiêu phục vụ bản thân, mua sắm những thứ không cần thiết (chẳng hạn như mua một chiếc đồng hồ hàng hiệu mà họ không đủ khả năng chi trả), trong khi đó lại keo kiệt cho những thứ cần thiết khác trong cuộc sống (như thực phẩm, chi phí y tế, các vật dụng gia đình cơ bản)

Do vậy, những người sống bên cạnh người ái kỷ phải tự mình âm thầm tiết kiệm tiền để tự lo cho bản thân. Dù có vẻ tồi tệ, nhưng đây có thể là một lựa chọn dễ chịu hơn so với việc phải tranh cãi về tiền bạc với người ái kỷ.

Những hành vi này cũng phổ biến trong kinh doanh. Chẳng hạn, một người sáng lập hoặc CEO công ty là người ái kỷ có thể “keo kiệt” trong vấn đề tiền lương với nhân viên, nhưng lại sử dụng tiền của công ty để mua vé máy bay hạng thương gia và đặt khách sạn sang trọng.

Bạn phải làm gì: Người mắc chứng ái kỷ và có tư tưởng vì bản thân thường sẽ rất khó nhận biết hoặc xác định được cảm xúc và nhu cầu của người khác.

Nếu tình trạng này đang ảnh hưởng đến nhu cầu cơ bản của gia đình bạn hay tác động xấu đến công việc kinh doanh, hãy ngồi lại là trò chuyện chân thành với họ. Sau đó, lùi lại một bước và suy nghĩ xem liệu mối quan hệ có đáng để níu kéo hay không.

4. Thói đạo đức giả

Ái kỷ và đạo đức giả có vẻ như đang đi đôi với nhau vì đạo đức giả là một hình thức hưởng thụ quyền lợi cá nhân.

Hầu hết những người ái kỷ đều tin rằng họ có quyền không tuân theo những quy tắc được đưa ra, trong khi lại yêu cầu những người xung quanh phải thực hiện quy tắc đó, bao gồm cả những quy tắc về tài chính.

Một người chồng/vợ hoặc một người đồng nghiệp mắc hội chứng ái kỷ có thể tiêu xài hoang phí cho bản thân và thường xuyên thổi bay ngân sách chung của bạn, sau đó quay lại và chỉ trích bạn vì đã tiêu nhiều hơn mức họ cho là cần thiết.

Hãy tưởng tượng về một người đồng nghiệp luôn tiêu xài cho những bữa tối thịnh soạn nhưng lại chỉ trích bạn vì thỉnh thoảng đi ăn trưa ở ngoài.

Bạn phải làm gì: Hãy lưu giữ những thông tin về những chi tiêu thiếu công bằng này trong những trường hợp bạn cần thông tin đó cho các mục đích hợp pháp, như tố cáo hoặc chỉ trích thói đạo đức giả chẳng hạn.

Và hãy nhớ rằng bạn có quyền được hưởng một phần ngân sách của mình. Ý thức về sự công bằng tài chính của một người ái kỷ thường không đồng bộ với những gì thực sự đúng.

5. Sử dụng tiền làm công cụ trừng phạt

Những người ái kỷ thường sử dụng tiền bạc như một công cụ để trừng phạt. Họ có thể thưởng tiền cho bạn khi bạn làm những gì họ muốn, và sau đó giữ lại tiền khi họ có ý định trừng phạt. Điều này có thể khiến những người xung quanh họ cảm thấy thiếu an toàn và khó hiểu.

Chẳng hạn, họ có thể lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ sang trọng vào ngày sinh nhật của bạn, và sau một cuộc tranh cãi, họ sẽ từ chối thanh toán các chi phí thiết yếu trong gia đình. Bạn còn có thể cảm thấy mình bị ép buộc phải tuân theo những quy tắc ngầm đó để duy trì sự ổn định của gia đình hoặc doanh nghiệp.

Bạn phải làm gì: Hãy chuẩn bị tâm lý khi gặp phải vấn đề này và dành một số tiền riêng cho các khoản chi phí cơ bản. Việc đoán trước những tình huống có thể xảy ra sẽ giúp bạn đưa ra những chiến lược để bạn quản lý – hoặc thoát khỏi – rắc rối, thay vì đi vào ngõ cụt.
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả