Chuyện chưa từng có: DN làm ăn lãi lớn nhưng bán 0 đồng vẫn không ai mua
Khó khăn của ông Yokoyama thể hiện cho một trong những tác động kinh tế có khả năng tàn phá nhất đối với xã hội già hóa của Nhật Bản.
Ông Hidekazu Yokoyama đã dành ba thập kỷ để xây dựng một doanh nghiệp logistics phát triển thịnh vượng ở vùng Hokkaido đầy tuyết, một khu vực cung cấp phần lớn sản phẩm sữa cho Nhật Bản. Năm ngoái, ông đã quyết định cho đi tất cả.
Đó là giải pháp triệt để cho một vấn đề ngày càng trở nên phổ biến ở Nhật Bản. Khi tỷ lệ sinh của đất nước giảm mạnh và dân số ngày càng già đi, độ tuổi trung bình của các chủ doanh nghiệp đã tăng lên khoảng 62. Gần 60% doanh nghiệp của đất nước báo cáo rằng họ không có kế hoạch cho những gì sắp tới.
Trong khi ông Yokoyama, 73 tuổi, cảm thấy bản thân đã quá già để tiếp tục lâu hơn nữa, thì việc bỏ việc dừng hoạt động công ty không phải là một lựa chọn: Quá nhiều nông dân phụ thuộc vào công ty của ông. Nhưng các con của ông không quan tâm đến việc điều hành nó. Nhân viên của ông cũng vậy.
Bởi vậy, ông đã đăng tải thông báo thông qua một dịch vụ hỗ trợ các chủ doanh nghiệp nhỏ ở những địa phương xa xôi tìm người tiếp quản. Giá bán lại những doanh nghiệp này là 0 đồng.
Khó khăn của ông Yokoyama thể hiện cho một trong những tác động kinh tế có khả năng tàn phá nhất đối với xã hội già hóa của Nhật Bản. Việc nhiều công ty vừa và nhỏ ngừng hoạt động khi dân số giảm là điều không thể tránh khỏi, nhưng các nhà hoạch định chính sách lo ngại rằng đất nước có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng đóng cửa gia tăng khi các chủ sở hữu lớn tuổi nghỉ hưu hàng loạt.
Trong một bài thuyết trình về vấn đề này vào năm 2019, Bộ Thương mại Nhật bản dự đoán đến năm 2025 khoảng 630.000 doanh nghiệp kinh doanh có lãi có thể phải đóng cửa, gây thiệt hại 165 tỷ USD cho nền kinh tế và mất 6,5 triệu việc làm.
Tăng trưởng kinh tế vốn đã yếu ớt, và các nhà chức trách Nhật Bản đã bắt tay vào hành động với hy vọng ngăn chặn thảm họa này. Các văn phòng chính phủ đã bắt tay vào các chiến dịch quan hệ công chúng để hướng dẫn các chủ sở hữu lớn tuổi về lựa chọn tiếp tục kinh doanh sau khi nghỉ hưu và đã thành lập các trung tâm dịch vụ để giúp họ tìm người mua lại công ty. Các nhà chức trách đã đưa ra các khoản trợ cấp lớn và giảm thuế cho chủ sở hữu mới.
Dẫu vậy, thách thức vẫn là rất lớn. Tsuneo Watanabe – giám đốc Nihon M&A Center, một công ty chuyên tìm kiếm đối tác mua lại các doanh nghiệp vừa và nhỏ có giá trị, cho biết một trong những trở ngại lớn nhất trong việc tìm người kế nhiệm đó là sự bảo thủ.
Theo Bộ Thương mại Nhật Bản, vào năm 2021, các trung tâm hỗ trợ của chính phủ và top 5 dịch vụ M&A của nước này chỉ tìm được bên mua lại cho 2.413 doanh nghiệp. Trong khi đó, 44.000 doanh nghiệp khác vẫn chưa có chủ mới, 55% trong số này vẫn tạo ra lợi suất rất cao khi đóng cửa.
Nhiều doanh nghiệp trong số đó hoạt động ở các thành phố nhỏ - nơi các chủ sở hữu vẫn coi trọng việc thừa kế. Sự sụp đổ của một doanh nghiệp, cho dù là một công ty lớn ở địa phương hay chỉ là cửa hàng tạp hóa duy nhất ở một ngôi làng, cũng có thể khiến nơi đó gặp nhiều khó khăn hơn trước tình trạng dân số liên tục sụt giảm và người dân đổ xô đến những thành phố lớn.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận