Chứng khoán lập đỉnh lịch sử, doanh nghiệp niêm yết ồ ạt tăng vốn
Năm 2021 có thể là đỉnh điểm huy động vốn cổ phần
Kế hoạch tăng vốn kèm mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận
Trước đó, ASM thực hiện một số đợt tăng vốn điều lệ lớn như từ 476,8 tỷ đồng lên 1.072,9 tỷ đồng vào tháng 5/2014, từ 1.126,5 tỷ đồng lên 2.199,4 tỷ đồng vào tháng 10/2015, đều bằng hình thức chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Về kế hoạch kinh doanh năm 2021, ASM đặt mục tiêu đạt doanh thu 13.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 700 tỷ đồng, lần lượt tăng 3,8% và 22,3% so với năm 2020.
Hai năm trước, lợi nhuận của ASM đều suy giảm: năm 2019 giảm 31,3%, xuống 823,3 tỷ đồng; năm 2020 giảm 30,5%, còn 572,4 tỷ đồng.
Về doanh thu, năm 2019 đạt 8.960,6 tỷ đồng, gấp 4,1 lần năm 2018, lĩnh vực thương mại đóng góp 91,4%; năm 2020 đạt 12.641,3 tỷ đồng, lĩnh vực thương mại đóng góp 88,9%.
Trong năm 2020, doanh thu lĩnh vực bất động sản giảm 24,6%, lĩnh vực thương mại giảm 14,3%, lĩnh vực dịch vụ, khách sạn giảm 19,5% so với năm 2019. Ngược lại, doanh thu lĩnh vực năng lượng tăng 127,1%, đạt 515,3 tỷ đồng và chiếm 4,1% tổng doanh thu; lĩnh vực công trình xây dựng tăng 50,9%, đạt 209,1 tỷ đồng và chiếm 1,7% tổng doanh thu (lĩnh vực xây dựng tăng trưởng do thực hiện thi công lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái).
Mặc dù doanh thu lĩnh vực xây dựng và năng lượng tăng trưởng cao, nhưng tỷ trọng trong tổng doanh thu vẫn nhỏ. Những năm gần đây, ASM có định hướng triển thêm các dự án năng lượng, nhưng ngành năng lượng, đặc biệt là các dự án năng lượng mặt trời đang gặp bài toán truyền tải không hết công suất do đường truyền quá tải, bên cạnh đó, thời gian hoàn vốn kéo dài, vốn đầu tư lớn.
Tại công ty con của ASM trong lĩnh vực thuỷ sản là Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đa quốc gia - I.D.I (IDI), năm 2021 lên kế hoạch đạt doanh thu 6.900 tỷ đồng, tăng 8,4% và lợi nhuận 162 tỷ đồng, tăng 51,3% so với năm 2019.
Liên quan đến triển vọng lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu, theo công ty con của IDI là Công ty cổ phần Đầu tư du lịch và Phát triển thuỷ sản (DAT), giá cước vận tải quốc tế đang tăng cao có thể sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch lợi nhuận năm nay. Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở nhiều nước trên thế giới tiếp tục là thách thức đối với hoạt động xuất khẩu.
Một doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn là Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC) tỏ ra thận trọng khi dự kiến lợi nhuận năm 2021 giảm 2,6% so với năm 2020. Được biết, năm 2020, lợi nhuận của VHC giảm 39% so với năm 2019.
Trong khối chứng khoán, Công ty Chứng khoán VNDIRECT (VND) lên kế hoạch phát hành 214,51 triệu cổ phiếu, huy động 3.110 tỷ đồng (năm 2014, Công ty tăng vốn điều lệ từ 999,99 tỷ đồng lên 1.549,98 tỷ đồng và năm 2018 tăng vốn lên 2.204,3 tỷ đồng, đều thông qua phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu).
Mục tiêu doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2021 của VND lần lượt là 2.556 tỷ đồng và 880 tỷ đồng (tăng 28% so với năm 2020).
Tương tự, Công ty Chứng khoán TP.HCM có kế hoạch chào bán 152,52 triệu cổ phiếu, huy động 2.135,5 tỷ đồng để bổ sung vốn cho hoạt động giao dịch ký quỹ, bảo lãnh phát hành và tự doanh; Công ty Chứng khoán MB dự kiến phát hành 78,64 triệu cổ phiếu ESOP và cổ phiếu ưu đãi cho cổ đông hiện hữu để huy động 786,4 tỷ đồng, bổ sung vốn cho hoạt động giao dịch ký quỹ, hoạt động đầu tư, phát triển nền tảng công nghệ…
Năm 2021 có thể là đỉnh điểm huy động vốn
Theo dữ liệu từ FiinGroup, trong quý I/2021, có 43 doanh nghiệp đã huy động được gần 19.800 tỷ đồng thông qua phát hành hơn 1,1 tỷ cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tương đương gần 70% giá trị phát hành của cả năm 2020.
Cập nhật đến ngày 13/4/2021, có 54 doanh nghiệp niêm yết dự kiến phát hành thêm 4,2 tỷ cổ phiếu nhằm huy động gần 44.700 tỷ đồng trong thời gian tới, gấp gần 1,6 lần tổng giá trị phát hành trong năm 2020 và gấp 2,3 lần quý I/2021.
Trong đó, phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu 27.500 tỷ đồng và chào bán riêng lẻ 14.200 tỷ đồng.
Có thể thấy, phát hành cổ phiếu huy động vốn đang là hình thức được các doanh nghiệp đẩy mạnh thực hiện trong giai đoạn thị trường chứng khoán có diễn biến thuận lợi.
Dòng vốn chảy vào doanh nghiệp sẽ phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh, nhưng dòng tiền trên thị trường chứng khoán bị rút ra 19.800 tỷ đồng trong quý I/2021, dự kiến bị rút thêm 27.500 tỷ đồng từ các đợt phát hành cho cổ đông hiện hữu trong giai đoạn tới có thể tạo áp lực lên thị trường, nhất là khi khối nhà đầu tư nước ngoài quay lại bán ròng.
Chỉ tính riêng giao dịch cổ phiếu trên HOSE trong quý đầu năm 2021, giá trị bán ròng của khối ngoại là 18.645 tỷ đồng.
Điểm tích cực là khối ngoại mua ròng 1.519,8 tỷ đồng trong 2 tuần đầu tháng 4 và dòng tiền mới của nhà đầu tư cá nhân trong nước vẫn đang chảy vào thị trường, thể hiện ở số lượng tài khoản mới mở đạt kỷ lục, thanh khoản tăng cao...
Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần lưu ý, trong quá khứ, mỗi khi thị trường bùng nổ, nhiều doanh nghiệp huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu mới và diễn biến điều chỉnh thường diễn ra sau đó.
Gần đây nhất là giai đoạn cuối năm 2017, đầu năm 2018, chỉ số chứng khoán tăng cao, thị trường ghi nhận nhiều đợt phát hành cổ phiếu và đón nhận thêm các doanh nghiệp lên sàn.
Công tác cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước cũng được đẩy mạnh, với các thương vụ lớn như BSR, POW, OIL, IDC, BCM… Và rồi, thị trường có đợt điều chỉnh khá mạnh, VN-Index từ 1.200 điểm xuống 900 điểm.
“Đợt sụt giảm năm 2018 bị cộng hưởng bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc, khiến VN-Index dao động trong vùng 900 - 1.000 điểm một thời gian dài. Bối cảnh hiện nay đã khác, chứng khoán toàn cầu bùng nổ, thị trường Việt Nam tăng chưa mạnh so với thế giới, mới chỉ nhỉnh hơn đỉnh năm 2018 một chút, nên rủi ro lao dốc không cao”, một nhà đầu tư đánh giá.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận