menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Ngọc Diệp

Chứng khoán 23/3: HOSE đóng cửa với gần 200 mã giảm sàn

VNI thì bay 43 điểm, các mã đua nhau nằm sàn. Đúng là một ngày "đen tối" với chứng khoán Việt.

Con số các mã giảm sàn chỉ tăng lên mà không hề giảm đi, cuối phiên đã đạt gần 200 mã tại HOSE. Tại HNX là 74 mã và UPCoM là 43 mã giảm sàn.

Cuối phiên, VN-Index giảm 6,08% xuống 666,59 điểm, thấp hơn đôi chút so với phiên giảm sâu gần nhất vào ngày 9/3. Tuy nhiên, về trạng thái hầu như giống nhau khi cả HOSE có tới 193 mã giảm sàn trên 363 mã giảm.

Riêng nhóm cổ phiếu VN30 đã có tới 24 mã giảm sàn trong đó hầu hết đóng cửa ở trạng thái "trắng bên mua". Bên bán chất lệnh giá sàn với khối lượng cả triệu cổ phiếu: CTG chất sàn 1,7 triệu cổ phiếu, FPT chất sàn 1,1 triệu cổ phiếu, HPG là 2,98 triệu cổ phiếu, MBB là 2,4 triệu cổ phiếu, ROS là 3,6 triệu cổ phiếu, STB là 1,4 triệu cổ phiếu.

Chỉ có MSN (0%), NVL (+2%), EIB (+0,3%) là những trường hợp hiếm hoi tránh được kết cục chung của toàn thị trường trong đó MSN giao dịch tới 242,22 tỷ đồng cho thấy tiền nội đã phải căng mình ra để hứng cổ phiếu từ khối ngoại. Theo thống kê, MSN đã vượt HPG trở thành cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất phiên hôm nay, đạt 98,5 tỷ đồng. HPG dù khối ngoại muốn xả thêm cũng khó do đã nằm trong nhóm "trắng bên mua" ở trên.

Với số lượng tới gần 200 mã giảm sàn, các mã vốn hóa nhỏ và trung bình là nhóm góp mặt đông đảo nhất sau khi đã sạch bóng các cổ phiếu đầu cơ đi ngược thị trường. Có hàng loạt các cổ phiếu giảm sàn thuộc nhóm dệt may như TCM (-6,7%), dầu khí PVD (-7%), AAA (-7%), sắt thép như HSG (-6,9%), khu công nghiệp như KBC (-6,8%), D2D (-6,9%)... Và đáng chú ý nhất là nhóm dược phẩm cũng không có một lực đỡ cho tới hết phiên: IMP (-6,9%), DHG (-3,2%) tiếp tục bị rút tiền.

Với mức giảm phiên đầu tuần hôm nay, VN-Index chỉ thiệt hại sau một số thị trường như Thái Lan (-6,78%), Úc (-7,59%), Singapore (-7,84%).

Giá trị giao dịch toàn sàn cho thấy lượng tiền đã được rút ra lớn đạt 4.828 tỷ đồng, tương đương 280,25 triệu đơn vị.

Trong khi đó, tại HNX, SHB (-1,67%) không đầu hàng nhưng VCS (-10%), ACB (-9,81%), PVS (-9,82%) đều không thể chịu được áp lực bán. Chỉ số HNX-Index do đó vẫn mất tới 5,24% xuống 96,46 điểm. Thanh khoản đạt 72,81 triệu đơn vị, tương đương 754 tỷ đồng.

Còn với UPCoM, BSR (-14,3%), CTR (-15%), VTP (-16,91%) đều giảm hết phiên độ của sàn trong khi LPB, VGI cũng gần như về hết biên độ. Chỉ số UPCoM-Index giảm 4,58% xuống 47,57 điểm. Thanh khoản đạt 28,97 triệu đơn vị, tương đương 287 tỷ đồng.

Số lượng mã giảm sàn đã tăng gần 2 lần lên 119 mã giảm sàn và nhiều mã còn "trắng" bên mua. VCB, CTG, MBB, HPG, VPB, VHM, VRE, VIC, MWG đều không còn một lệnh mua nào xuất hiện để cân cho lệnh bán chất ra.

Mức giảm cuối phiên sáng của VN-Index (-6%) đã phản ánh sát biên độ giảm sâu của hầu hết các cổ phiếu trên sàn. Chỉ số dừng phiên tại 667,18 điểm. Thanh khoản lên tới 181,64 triệu đơn vị, tương đương 2.662 tỷ đồng.

Hiện khối ngoại cũng đang rút tiếp 241 tỷ đồng trong đó HPG đứng đầu với 85 tỷ đồng bị rút ra, kế đến là MSN (-35,18 tỷ đồng), VCB (-25 tỷ đồng).

Tại HNX, ACB (-6,5%) đã gục ngã hoàn toàn và chỉ còn PVS (-8%) giảm về 10.300 đồng/cổ phiếu. SHB (-1,7%) tạm thời vẫn cầm cự được nhưng SHS (-9%) thì đã bị thoái lui triệt để. Chỉ số HNX-Index giảm 4% xuống 97,72 điểm. Thanh khoản đạt 46,34 triệu đơn vị, tương đương 447,58 tỷ đồng.

Nhà đầu tư trong ngày đầu tuần đã vứt bỏ hết mọi hy vọng hồi phục và chuyển sang trạng thái cắt lỗ và thu hồi tiền về.

Có những nhóm cổ phiếu không thể bị ảnh hưởng bởi Covid-19 và sẽ còn kinh doanh tốt trong đại dịch như IMP (-4,3%), DHG (-5,1%) lại đang bị giảm mạnh, cho thấy các câu chuyện về nhóm ngành hưởng lợi cũng không còn giá trị trong tâm trí nhà đầu tư lúc này.

Trong khi đó, các nhóm cổ phiếu Ngân hàng và Vingroup vẫn đang nối tiếp các diễn biến xấu của ngày thứ Sáu vừa qua. VHM (-6,9%), VRE (-6,86%) tiếp tục giảm sàn kể cả sau khi các ETFs đã hoàn tất phiên cơ cấu trước đó.

VCB (-6,99%), HDB (-6,94%), CTG (-6,57%), MBB (-6,56%), VPB (-5,94%), BID (-6,34%) tiếp tục rơi về các mức giá không tưởng. Cầu mua giá rẻ lại kích hoạt ở các cổ phiếu này nhưng vẫn không là gì so với áp lực bán ra.

HPG (-6,72%) hiện đang là cổ phiếu bị bán mạnh nhất khi giao dịch được 76 tỷ đồng, kế đến là MBB với 61,8 tỷ đồng và FPT (45 tỷ đồng).

Số lượng các mã sàn lên tới hơn 50 mã trong đó đã có cả những mã lớn như HPG, VHM, VRE, FRT cho đến các mã vốn hóa nhỏ hơn như FIT, SKG, SCR, HHS, TCH, TCH, HSG... Những cơ hội cho nhóm cổ phiếu đầu cơ hầu như biến mất hoàn toàn khi các mã như FIT, QCG, DLG cũng không còn đủ sức gồng mình tỏ ra khác biệt.

Tính đến 10h, VN-Index giảm 5,12% xuống 673,42 điểm và khối ngoại lại bán ròng ra tiếp hơn 100 tỷ đồng.

Trong khi đó tại HNX, chỉ số chỉ giảm 2,63% xuống 99,12 điểm dù PVS (-7,14%) đang giảm mạnh. Hiện cặp đôi ACB (-3,74%), SHB (-1,67%) vẫn còn giữ được sự kiềm chế.

Cổ phiếu TNG (-9,8%) hiện đã giảm sàn về 10.100 đồng/cổ phiếu, bất chấp số liệu tháng 2 không hề tiêu cực: doanh thu thuần tăng 57% lên 259 tỷ đồng, lãi tăng 117% lên gần 13 tỷ đồng. Cùng với diễn biến TCM (-6,7%) cũng đang giảm sàn tại HOSE, nhà đầu tư có lẽ đang quá sợ về việc khả năng các doanh nghiệp Mỹ và EU dừng nhập khẩu hàng dệt may.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả