Chuẩn bị kịch bản cho "mùa đông kinh tế" 2023
Kinh tế Việt Nam đang đối mặt với nhiều rủi ro bên trong và cả bên ngoài như chiến sự Nga - Ukraine, lạm phát gia tăng, kinh tế phục hồi chậm tại nhiều nền kinh tế châu Âu và Mỹ, sự đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu... Vì thế, dù dự báo tăng trưởng 7,5% năm 2022 của Việt Nam có thể đạt được nhưng khó khăn đang chờ đợi ở phía trước khi năm 2023 được cho rằng sẽ là “mùa đông kinh tế” của thế giới.
Sau khi mở cửa và kiểm soát được dịch bệnh, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có cải thiện nhưng thách thức vẫn rất lớn do hạn chế bởi dòng tiền cho hoạt động sản xuất kinh doanh... Việc Ngân hàng Nhà nước mới nới room tín dụng trước mắt có thể giải tỏa được nút thắt này. Nhưng rủi ro vẫn có thể gia tăng nếu dòng vốn này không đến đúng địa chỉ hoặc khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp yếu.
Tính đến ngày 26/8, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 9,91% so với cuối năm 2021, là mức tăng cao so với cùng kỳ nhiều năm trở lại đây. Bắt đầu xuất hiện kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước có thể điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng phù hợp hơn với nhu cầu thực tế, tăng trưởng tín dụng cả năm ước có thể đạt 16%... Trên cơ sở định hướng của Ngân hàng Nhà nước, dư địa tín dụng từ nay đến cuối năm chỉ còn khoảng 457.450 tỉ đồng.
Ngân hàng vẫn khát tín dụng
Dù cánh cửa tín dụng đã được mở nhưng các ngân hàng vẫn đang khát vốn, lãi suất huy động tại một số ngân hàng đã được đẩy lên trên dưới 8%/năm. Kinh tế cần tiền nhưng thực tế, tỉ lệ room mà các ngân hàng được nới không cao, chỉ khoảng từ 1-4% nên tác động của việc nới room chỉ ở mức vừa phải. Ngay cả gói hỗ trợ 2% lãi suất cũng không hẳn sẽ được đẩy nhanh hơn từ tác động của việc nới room. Vì thế, cần phải gỡ nhanh các điểm nghẽn của thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường chứng khoán, thay vì phụ thuộc hết vào hệ thống ngân hàng.
Rủi ro giai đoạn cuối năm
Một rủi ro lớn trong giai đoạn cuối năm nay và năm tới là nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới kéo theo tăng trưởng chậm và những khó khăn khác cho kinh tế Việt Nam. Do đó, cần tăng cường nguồn lực hỗ trợ nhiều hơn giúp doanh nghiệp phục hồi và giữ được thị trường trong nước, làm bộ đệm đề phòng các cú sốc từ bên ngoài.
Kịch bản nào cho nền kinh tế 2023
rong bối cảnh cơ hội và thách thức đan xen đó, kinh tế Việt Nam 2023 sẽ như thế nào? Câu trả lời sẽ nằm ở Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 2 cụ thể là là xây dựng mục tiêu tăng trưởng GDP của năm 2023.
Theo đánh giá của các chuyên giá, mức GDP khả quan cho 2023 là mức 6.5% và lạm phát được kiềm chế khoảng 4%. Tuy nhiên đây cũng chỉ là dự báo, còn việc kinh tế Việt Nam đi theo kịch bản nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như tốc độ tăng trưởng GDP năm 2022, khả năng kiểm soát lạm phát, diễn biến xung đột Nga - Ukraine, sự phục hồi của kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các đối tác kinh tế lớn của Việt Nam… Cùng với đó là các nỗ lực thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội…
Tuy vậy, một điều chắc chắn, năm 2023 là năm có ý nghĩa rất quan trọng, năm “bản lề” để tạo ra những chuyển biến thực chất trong tận dụng các động lực tăng trưởng mới trong giai đoạn 2021-2025. Do vậy, tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng là điều cần thiết.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận