menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Ngọc Mai

Chủ tịch VITAS: Dệt may Việt Nam gặp khó trong tuyển lao động, nơi giảm nhiều 18-20%

Ngành dệt may Việt Nam đang đối mặt với các thách thức cực lớn, nổi cộm là vấn đề lao động dịch chuyển, nghỉ việc và hưởng chế độ một lần ở các đơn vị trong ngành từ 6% đến 20%.

Ý kiến được ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế mùa Hè 2024, tổ chức ngày 15/07.

Chủ tịch VITAS: Dệt may Việt Nam gặp khó trong tuyển lao động, nơi giảm nhiều 18-20%

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS). Ảnh: BTC

Chủ tịch VITAS cho biết, 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam ước đạt hơn 19.5 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù có nhiều khởi sắc, song theo ông Giang, mức tăng trưởng do chuyển dịch đơn hàng từ các nước khác sang thị trường Việt Nam, chứ bản chất thật là tiêu dùng toàn cầu chưa tăng.

Tuy nhiên, các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đang là động lực rất tốt cho Việt Nam giữ thị trường. Năm 2023 toàn ngành dệt may xuất khẩu 40 tỷ USD vào 104 thị trường trên toàn cầu.

Năm 2024, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD, theo nhận định của VITAS, con số này có thể cán đích, tuy nhiên để đạt được mục tiêu trên ngành dệt may Việt Nam đang đối mặt với các thách thức cực lớn.

Đầu tiên là thách thức tiêu chuẩn “kép” của các nước nhập khẩu. Các nước này luôn tìm ra một kẽ hở để đưa ra tiêu chuẩn, và doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ;
Thứ hai, tổ chức đánh giá của các nhãn hàng. Mỗi nhãn hàng đưa ra một tiêu chuẩn khác nhau, doanh nghiệp Việt Nam làm sao để phù hợp thì mới có đơn hàng;
Thứ ba, liên quan đến quan hệ chính trị, cụ thể giữa Trung Quốc và Mỹ. Đạo luật ngăn chặn lao động cưỡng bức người Ngô Duy Nhĩ (UFLPA) của Mỹ ảnh hưởng ngành Dệt may Việt Nam không xuất khẩu vào Trung Quốc một số sản phẩm sợi.

Chủ tịch VITAS dẫn chứng mỗi năm Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc 4.5-4.8 tỷ USD sợi các loại, khi đạo luật ra đời Trung Quốc bị kiểm soát, Việt Nam không xuất khẩu sang được.

“Điều nguy hiểm nhất là năm 2023 Việt Nam bị 'giam' 27 triệu USD tại cảng của Mỹ, do doanh nghiệp không biết vải được sản xuất từ các loại sợi ở vùng bông Tân Cương”, ông Giang nhắc lại và cho biết Hải quan Mỹ từng nói, nếu Việt Nam không kiểm soát chặt, vô hình chung tiếp tay cho Trung Quốc. Đây là thách thức rất lớn về việc sử dụng nguồn gốc bông Tân Cương.
Thứ tư, phát triển công nghệ xanh, công nghệ tái chế, phát triển bền vững, sản phẩm tái chế... Điều này đang đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải thích ứng kịp xu thế mới ổn định được đơn hàng.
Thứ năm, vấn đề lao động dịch chuyển, trong 6 tháng đầu năm, lực lượng lao động dịch chuyển, nghỉ việc và hưởng chế độ một lần ở các đơn vị trong ngành dệt may, nơi giảm ít là 6%, nơi giảm nhiều từ 18-20%. Đó là một thách thức cực kỳ lớn.
Chủ tịch VITAS: Dệt may Việt Nam gặp khó trong tuyển lao động, nơi giảm nhiều 18-20%

Dây chuyền sản xuất của CTCP May Nam Định. Ảnh minh họa

Chủ tịch VITAS nói, một dây chuyền sản xuất đã ổn định, muốn tuyển công nhân mới phải đào tạo tối thiểu 6 tháng đến 1 năm mới làm được việc. Tuy nhiên, luật lao động quy định người lao động vào làm việc 1 tuần phải ký hợp đồng lao động, nếu không ký là vi phạm luật.

Hiện nay, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội của các địa phương xuống kiểm tra rất chặt chẽ, thường xuyên. Điều này ảnh hưởng vô cùng lớn đến doanh nghiệp. Trong khi đó, lao động không có tay nghề vào một tuần làm việc được thì rất hiếm, và trong một tuần rất khó để có thể đào tạo từ một người không biết gì thành lao động làm được việc.

Cuối cùng, mặc dù ngành dệt may có lợi thế được Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày Việt Nam từ nay đến năm 2030 và định hướng tầm nhìn đến năm 2035 từ năm 2022.

Mục đích quy hoạch để các địa phương phát triển các khu công nghiệp và kêu gọi đầu tư vào ngành công nghiệp dệt, nhuộm nhằm giảm thiểu tối đa việc nhập khẩu nguyên liệu. Song thực tế, hầu hết các địa phương còn "dị ứng" với vấn đề nước thải nên không mặn mà việc quy hoạch này.

Với thách thức như vậy, vấn đề đặt ra theo ông Giang là chiến lược ngành dệt may cần tập trung vào giải pháp quy hoạch. Theo đó, cần có định hướng cho các địa phương quy hoạch các khu công nghiệp, trong đó có đầu tư cho ngành công nghiệp dệt nhuộm để có vải trong nước phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả