menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Lê Thúy Hằng

Chủ tịch VAMI: Vinaxuki “sụp đổ” do thiếu tầm nhìn chiến lược

Sai lầm lớn nhất của Vinaxuki là “đơn giản hóa” và cho rằng sản xuất ra một chiếc ô tô không quá khó.

Đó là khẳng định củaông Đào Phan Long, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) khi trao đổi với DĐDN xung quanh vấn đề sự '"tan vỡ" giấc mơ ô tô thương hiệu Việt, của người Việt của Vinaxuki.

-Ông bình luận thế nào về sự “đổ vỡ” của Vinaxuki?

Theo quan điểm của tôi, nếu Vinaxuki vẫn tiếp tục lựa chọn đầu tư sản xuất, lắp ráp các loại xe tải trung và tải nhẹ thì sẽ đúng với định hướng và tiềm lực của cơ khí Việt Nam hơn. Thực tế, trong giai đoạn đầu Vinaxuki đã đi theo hướng này nên lượng xe bán ra thị trường rất tốt.

Tuy nhiên, Vinaxuki đã quá “nôn nóng” chuyển sang làm xe 4 chỗ với giá rẻ. Sai lầm lớn nhất của Vinaxuki là “đơn giản hóa” và cho rằng sản xuất ra một chiếc ô tô không quá khó.

Ông chủ Vinaxuki chưa đặt bài toán khi sản xuất ra chiếc xe ô tô đó thì liệu có đủ sức cạnh tranh và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng hay không.

Đi cùng đó là một hệ thống tổ chức quản lý “không giống ai”. Vinaxuki điều hành theo mô hình “gia đình”, bao gồm Chủ tịch là bố, Tổng giám đốc là con trai, kế toán trưởng là con gái...

Trong khi mô hình quản lý này trên thế giới đã thay đổi, bằng hình thức cùng góp vốn hoặc tham gia vào thị trường chứng khoán để thu hút thêm nguồn vốn từ các nhà đầu tư khác.

Với tầm nhìn và phương pháp quản trị như vậy, cộng với sự khủng hoảng tài chính 2008... nên đã dẫn đến sự sụp đổ của Vinaxuki.

-Ông có thể phân tích một "sai lầm" điển hình của Vinaxuki?

Khi sản xuất ô tô thì phải đầu tư dây chuyền sơn ô tô, đây là một loại sơn đặc biệt. Khi nhập một dây chuyền sơn về nhưng sản lượng không có mà vẫn phải vận hành cho máy chạy cả ngày, vì nếu dừng lại thì sơn sẽ bị hỏng.

Sản lượng chưa có nhưng vẫn phải nhập một số máy móc như đột, dập các chi tiết của ô tô. Khi chưa tính toán được sản lượng mà đã nhập máy móc, thậm chí còn tính đến việc tạo khuôn mẫu thì mạo hiểm.

-Trái ngược với việc Vinaxuki đang để lại một “đống nợ”, thì VinFast lại đang có những bước tiến mạnh mẽ dù mới bước chân vào lĩnh vực này. Vậy, theo ông điều gì đã làm nên sự thành công của VinFast?
Chủ tịch VAMI: Vinaxuki “sụp đổ” do thiếu tầm nhìn chiến lược

Cùng là ô tô “made in Vietnam”, trong khi VinFast đã tiến những bước rất xa khi đưa các mẫu xe của mình ra tận đấu trường thế giới, thì “người tiên phong” Vinaxuki ngày nào giờ chỉ còn là một “đống nợ”.

Là một người làm trong ngành cơ khí nhiều năm, tôi tin tưởng VinFast sẽ sớm có được chỗ đứng tại thị trường ô tô Việt Nam.

Với tư duy của một ông chủ, tỷ phú Phạm Nhật Vượng quyết tâm sản xuất ra một chiếc ô tô mang thương hiệu của chính mình là VinFast, không chấp đi “xin” hay “nhờ” thương hiệu của bất kỳ hãng ô tô nào trên thế giới. Còn chuyện thắng hay thua trong cuộc chơi này ông Vượng tự quyết định trên cơ sở công nghệ, quản trị của các nước làm ô tô ở Châu Âu.

Cũng có nhiều ý kiến quan ngại, đầu tư sản xuất ô tô phải mất rất nhiều thời gian và tiền bạc, tại sao ông Vượng lại mạo hiểm đầu tư vào đây? Nhưng theo quan điểm của tôi, ông Vượng sẽ làm được và thành công vì có thị trường và có công nghệ tốt.

Chúng ta hãy nhìn lại để thấy, chỉ trong vòng hơn 2 năm, từ một bãi sú vẹt ở Hải Phòng đã được ông Vượng đầu tư thành một nhà máy sản xuất ô tô “khủng”. Đơn giản, vì ông Vượng là người có tiềm lực và biết cách làm, bằng cách thuê các chuyên gia giỏi của nước ngoài đến làm thuê cho VinFast.

Bước đi quan trọng nhất của VinFast là mua thiết kế và công nghệ của Đức. Với công nghệ cũng như phong cách quản trị của châu Âu, VinFast có thể ‘tự tin” đứng ngang với các dòng xe đến từ Nhật Bản hay Hàn Quốc. Với bước đi như vậy, VinFast sẽ nhanh chóng tạo dựng lên tên tuổi và thương hiệu cho ô tô Việt Nam.

Ngoài ra, trong khi các hãng ô tô nước ngoài đang mải giành nhau thị phần ô tô tại Việt Nam thì VinFast đã nghĩ đến EVFTA. Với khả năng tài chính, nguồn lực và con người, VinFast sẽ có chỗ đứng trong làng xe hơi trong nước và khu vực.

-Để có được một ngành công nghiệp ô tô, theo ông Việt Nam sẽ phải có những bước đi như thế nào?

Đầu tiên phải mời các doanh nghiệp như VinFast, Thaco, Thành Công Group…cùng ngồi lại bàn bạc sau đó tư vấn cho Chính phủ về chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô.

Tiếp theo đánh giá lại hệ thống chính sách hiện hành cùng với quyết tâmvà sự hỗ trợ từ “bàn tay” nhà nước, không thể để thị trường hay các Hiệp định thương mại tự do điều tiết rồi tự hình thành nền công nghiệp ô tô Việt Nam.

-Vậy, theo ông chúng ta có nên “đặt cược” nhiều hơn các nguồn lực để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam?

Theo tôi là không nên, vì theo quan điểm của tôi, Việt Nam cần phải “tích lũy” thêm, vì chúng ta còn phải tiếp tục đầu tư vào hạ tầng giao thông vận tải, năng lượng, viễn thông, nguồn nhân lực, y tế cộng đồng…để phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ngành công nghiệp ô tô không phải là quyết sách để thay đổi nền kinh tế Việt Nam. Nhiều ý kiến cho rằng, công nghiệp hỗ trợ là để phục vụ cho ngành công nghiệp ô tô. Nhưng theo tôi, toàn bộ ngành cơ khí là công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp.

Các dự án như nhà máy nhiệt điện, sân bay Long Thành, đường sắt tốc độ cao…đây là những vấn đề còn lớn hơn câu chuyện ô tô rất nhiều, ô tô chỉ là một phần trong đó.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp ô tô vẫn phải có vì còn phải chủ động cho nhu cầu dân sinh, an ninh, quốc phòng...

-Trân trọng cảm ơn ông!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả