24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
My Lăng
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Chủ tịch FMC: “Doanh nghiệp thủy sản đã có bài học cho sự chuẩn bị bền vững hơn sau đại dịch”

Đối mặt với đợt dịch bùng phát lần thứ 4 đầy khốc liệt, trong tương lai khi dịch được kiểm soát, Tiến sĩ Hồ Quốc Lực - Chủ tịch CTCP Thực phẩm Sao Ta (HOSE: FMC) dự báo: “Áp lực phục hồi trả nợ đơn hàng và niềm vui trở lại bình thường mới, giảm ít nhiều lo âu thường trực sẽ đều biến thành động lực để các doanh nghiệp làm mới mình trong hoàn cảnh mới”.

Những ảnh hưởng của dịch Covid-19 đang càn quét các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung và doanh nghiệp thủy sản nói riêng. Theo ông, đâu là những khó khăn nhất mà doanh nghiệp thủy sản phải đối mặt trong đợt dịch bùng phát lần thứ 4 này?

Ông Hồ Quốc Lực: Những khó khăn thời gian qua đối với doanh nghiệp thủy sản là (1) tổ chức sản xuất 3 tại chỗ (3TC) không đủ không gian sắp xếp chỗ nghỉ nên chỉ có khoảng 40% lao động tham gia, (2) người lao động tham gia 3TC với tâm trạng luôn lo âu, thực hiện 5K… khiến năng suất không cao nhưng lỗi kỹ thuật trên sản phẩm sẽ có xu thế xấu và (3) dù là 3TC nhưng rủi ro lây lan dịch bệnh vẫn tiềm ẩn thông qua cung ứng, đồng thời chi phí cho 3TC là không nhỏ.

Trước những ảnh hưởng đó, ông dự báo kết quả của ngành tôm trong năm 2021 liệu có khả quan hơn năm trước không?

Ông Hồ Quốc Lực: Kim ngạch xuất khẩu tôm năm nay sẽ có nhỉnh hơn năm rồi, tuy không nhiều.

Đối với FMC, doanh nghiệp đã chịu những tác động lớn nào? Những giải pháp gì đã được Công ty áp dụng để có thể vượt qua những khó khăn và thách thức đó?

Ông Hồ Quốc Lực: FMC cũng trong bối cảnh chung ở ĐBSCL có các khó khăn nêu trên. Tuy nhiên, tỉnh Sóc Trăng có những sách lược phòng chống dịch trên nền tảng thực thi Chỉ thị 16 linh hoạt góp phần giúp các doanh nghiệp trong tỉnh duy trì hoạt động 3TC.

FMC cũng có các khó khăn vừa nêu, tuy nhiên, sau 4 tuần 3TC (18/7-15/8), từ 16/8 đến nay tỉnh cho phép lao động trong khu vực rủi ro thấp (vàng) và vùng bình thường (xanh) được đi lại tham gia sản xuất nên các doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng từng bước phục hồi từ đó đến nay. Như FMC đến 15/9 đã phục hồi 90% lao động so với trước đây.

Ngoài ra, vùng nuôi và đầu ra của FMC gặp những khó khăn nào, thưa ông?

Ông Hồ Quốc Lực: Các cường quốc tôm cũng là đối thủ tôm Việt trên các thị trường quốc tế như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan đều đang vất vả chống đỡ sự tấn công từ Covid-19, có thể là còn khó khăn hơn Việt Nam.

Do đó, nguồn cung tôm trên thị trường thế giới có khoảng trống, do đó tôm rất dễ tiêu thụ hiện nay. Vùng nuôi FMC trong nguy có cơ. Đó là FMC phong tỏa toàn vùng nuôi khiến giảm thiểu tối đa người vào ra và sự có mặt tại chỗ thường xuyên hơn của người lao động đã chăm sóc ao tôm được chu đáo hơn, do đó hạn chế rủi ro lây nhiễm từ bên ngoài nhờ phong tỏa.

Một vấn đề nhức nhối mà các doanh nghiệp thủy sản ở các tỉnh phía Nam hiện nay đang phải đối mặt là loạt chi phí liên tục tăng như chi phí vận tải, chi phí lưu kho, chi phí xét nghiệm cho công nhân thực hiện “3 tại chỗ”… kèm theo đó là việc thiếu hụt container trống. Ông đánh giá về vấn đề này như thế nào và điều này có làm cản trở nhiều đến bước đi của FMC không?

Ông Hồ Quốc Lực: Trong kế hoạch đề ra cho sự phục hồi FMC, tầm nhìn gần là phục hồi lao động, cung ứng nguyên liệu, giải quyết đơn hàng và khách hàng, vật tư đồng bộ thì có các mảng mang tính chất dài hạn là:

Chi phí có xu thế không ngừng tăng (cơ bản đến từ chi phí vận chuyển). Giải pháp nêu ra là (1) giảm thiểu tốc độ tăng chi phí thông qua sắp xếp dây chuyền sản xuất, tiết kiệm định mức… (2) giảm thiểu chi phí xét nghiệm và tăng hiệu quả xét nghiệm thông qua kiểm tra nội bộ bằng cách trang bị máy PCR và mẫu gộp (3) quan tâm diễn biến nhu cầu và cung ứng container rỗng.

Theo dự báo đến năm 2022 sẽ tăng năng lực lên 20% nhưng nhu cầu cơ học tăng không nhỏ, cộng với dịch bệnh tác động đến các thị trường lớn vẫn còn nên việc giải phóng container chậm kéo dài. Giải pháp chỉ là nỗ lực lên kế hoạch thuê container sớm có giá hợp lý hơn và giảm thiểu rủi ro. Song song đó, FMC sẽ quan tâm bán hàng vào các thị trường ít rủi ro chi phí container như Nhật Bản, Hàn Quốc.

Trong tương lai, dịch bệnh sẽ dần được kiểm soát, theo ông, đâu là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp thủy sản nói chung và FMC nói riêng trở về trạng thái bình thường mới?

Ông Hồ Quốc Lực: Áp lực phục hồi trả nợ đơn hàng và niềm vui trở lại trạng thái bình thường mới, giảm ít nhiều lo âu thường trực sẽ đều biến thành động lực để các doanh nghiệp làm mới mình trong hoàn cảnh mới.

Qua lần bùng phát dịch thứ 4 này, ngành thủy sản nói chung và FMC đều có những bài học cho sự chuẩn bị bền vững hơn trong chiến lược của ngành cũng như phương hướng tổ chức sản xuất của từng doanh nghiệp.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
46.75 +0.65 (+1.41%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả