menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Cao Vân

Chủ tịch ECB kêu gọi các quốc gia thành viên nỗ lực hơn

Trong bài phát biểu đầu tiên của mình trên cương vị Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), cựu Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde thừa nhận đang có sự thay đổi lớn trong thương mại toàn cầu và các mô hình kinh tế truyền thống. Bà cũng kêu gọi cần c

Rủi ro xung đột thương mại

“Căng thẳng thương mại đang diễn ra và những bất ổn địa chính trị đang góp phần làm giảm tốc độ tăng trưởng thương mại thế giới, vốn đã giảm hơn một nửa kể từ năm ngoái. Điều này đến lượt nó đã kéo giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu”, bà nói trong một bài phát biểu tại Hội nghị ECB tại Frankfurt. Đặc biệt, theo bà đã có những thay đổi lớn về bản chất cấu trúc. “Chúng ta bắt đầu thấy sự thay đổi toàn cầu - chủ yếu do các thị trường mới nổi - từ nhu cầu bên ngoài đến nhu cầu trong nước, từ đầu tư đến tiêu dùng và từ sản xuất đến dịch vụ”.

Các nền kinh tế mới nổi vốn dựa nhiều vào chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu để thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, xung đột thương mại bùng phát và lan rộng, cộng thêm cuộc cách mạng công nghệ đang phá vỡ các mô hình kinh tế đó, cựu Tổng giám đốc IMF cho biết và nói thêm rằng, điều đó cũng đang diễn ra ở châu Âu.

“Thương mại thế giới đang được sắp xếp lại khi các công nghệ mới phá vỡ chuỗi cung ứng thông thường và các tổ chức sản xuất, cộng thêm những rủi ro mới tiềm ẩn xuất hiện từ biến đổi khí hậu. Tất cả điều này rõ ràng có ý nghĩa đối với khu vực bên ngoài của chúng ta, không chỉ bởi khu vực đồng euro rất mạnh về xuất khẩu vốn và hàng hóa trung gian”, bà nói.

Nền kinh tế thế giới đã tập trung vào thương mại quốc tế và mở cửa thị trường như một phương tiện để phát triển trong những thập kỷ qua. Tuy nhiên, một số quốc gia, bao gồm cả Mỹ, gần đây đã không còn tập trung vào thương mại đa phương và điều đó dẫn tới sự không chắc chắn về kinh tế, qua đó làm lung lay niềm tin và khiến thị trường tài chính biến động.

Chủ tịch ECB Christine Lagarde cũng lưu ý rằng, khu vực đồng euro phải thích ứng với những thực tế mới này và thúc đẩy tăng trưởng trong nước. “Châu Âu cần đổi mới và đầu tư để đáp ứng những thách thức này và duy trì khả năng cạnh tranh của nó trong dài hạn. Nhưng nó cũng cho thấy rằng tốc độ tăng trưởng thương mại cao như những năm qua không còn là một điều chắc chắn tuyệt đối nữa”, Lagarde cảnh báo.

Tài khóa cần làm nhiều hơn

Mặc dù cho rằng nên tiếp tục ủng hộ thương mại đa phương, song theo Chủ tịch ECB khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng nên tập trung vào việc tận dụng thị trường nội địa. “Câu trả lời nằm ở việc chuyển đổi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới thành một nền kinh tế mở cửa hơn với thế giới, nhưng tốt hơn là nên dựa vào chính mình - một nền kinh tế tận dụng tối đa tiềm năng của châu Âu để thúc đẩy nhu cầu nội địa và tăng trưởng dài hạn với tốc độ cao hơn”, bà nói.

Các chính phủ khu vực đồng euro, đặc biệt là những nước có thặng dư ngân sách, đang chịu áp lực phải chi tiêu nhiều hơn để thúc đẩy tăng trưởng của khu vực vốn đang phải vật lộn kể từ cuộc khủng hoảng nợ có chủ quyền năm 2011.

Ngay khi nhậm chức Chủ tịch ECB, bà Lagarde tiếp tục tăng thêm áp lực lên các nhà lãnh đạo khu vực đồng euro cần phải làm nhiều hơn nữa. “Theo quan điểm của tôi, vì những thách thức của chúng ta là những thách thức chung, chúng ta phải giải quyết chúng với một nỗ lực chung. Điều này liên quan đến việc chuyển sang một chính sách hỗn hợp mới của châu Âu, chúng bao gồm một số yếu tố chính”.

Theo bà, một trong những yếu tố quan trọng này chính là chính sách tài khóa của khu vực đồng euro, không chỉ là về quan điểm chung của chi tiêu công mà còn là thành phần của nó. Đầu tư là một phần đặc biệt quan trọng để đối phó với những thách thức ngày hôm nay, bởi vì đó chính là nhu cầu ngày hôm nay và cả nguồn cung sau này.

Tuy nhiên, cuộc tranh luận về đầu tư hơn nữa đang gây nhiều chia rẽ giữa các nước đồng euro. Các quốc gia như Đức và Hà Lan, được coi là có khả năng tài chính để chi tiêu nhiều hơn, không muốn làm điều đó vì họ không muốn tăng mức nợ. Trong khi nhiều quốc gia khác lại đang ngập trong nợ nần, nên dù có muốn cũng không có nguồn để chi tiêu.

Được biết, trong phiên họp chính sách cuối cùng của năm 2019 diễn ra ngày 12/12, cuộc họp đầu tiên trên cương vị Chủ tịch ECB của bà Lagarde, ECB đã bỏ phiếu giữ nguyên lãi suất tiền gửi cơ bản ở mức thấp nhất trong lịch sử là -0,5%; lãi suất công cụ cho vay cận biên cũng được giữ ở mức 0,25%.

Trong Tuyên bố phát đi sau đó, ECB nhắc lại rằng, lãi suất sẽ được duy trì ở mức hiện tại hoặc thấp hơn cho đến khi NHTW nhận thấy triển vọng lạm phát “hội tụ mạnh mẽ” đến ngay sát dưới mức 0,2% và lạm phát cơ bản vẫn luôn hội tụ với mức đó. ECB cũng xác nhận rằng các giao dịch mua tài sản ròng đã bắt đầu vào tháng 11 với quy mô hàng tháng là 20 tỷ euro (22,3 tỷ USD) và điều này sẽ tiếp tục diễn ra miễn là cần thiết để củng cố lập trường chính sách nới lỏng.

Theo dự báo mà ECB đưa ra ngày 12/12, khu vực đồng euro chỉ tăng trưởng 1,1% trong năm nay và 1,2% vào năm 2020, không thay đổi so với dự báo tháng 9, song thấp hơn so với dự báo tháng 6.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại