menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Mỹ Kỳ Pro

Chiến lược giao dịch vùng giá đi ngang với chỉ báo "khối lượng"

Nếu là một nhà đầu tư thuộc trường phái phân tích kỹ thuật hay đầu cơ theo dòng tiền thì chắc chắn Anh/Chị đã từng nghe về 4 giai đoạn của thị trường chứng khoán nói chung hay là của một cổ phiếu, đó là tích lũy – tăng giá – phân phối và giảm giá. Tuy nhiên để nhận biết và hành động theo 4 giai đoạn đó là một chuyện không hề dễ dàng. Mời Anh Chị theo dõi nội dung phân tích sau về chu kỳ của một cổ phiếu để tìm được một chiến lược giao dịch tốt hơn trong giai đoạn tới:

1/ Chu kỳ của 1 cổ phiếu dưới góc nhìn của nhà tạo lập

2/ Phân biệt vùng tích lũy & vùng phân phối

3/ Chiến lược giao dịch cụ thể

Thứ mà tất cả các nhà buôn mong muốn đó là LỢI NHUẬN. Do đó, việc họ cần làm là mua một lượng hàng với giá thấp, tìm cách làm giá tăng và bán ra với mức giá cao, thu lợi nhuận. Khi đã bán sạch hàng họ sẽ tận dụng lợi nhuận của mình, tìm cách mua lại hàng hóa với mức giá thấp, lặp đi lặp lại quá trình trên và tạo ra chu kỳ kinh doanh. Nhà tạo lập cũng có cách làm tương tự như vậy và họ tạo ra 1 chu kỳ của 1 cổ phiếu gồm 4 giai đoạn tích lũy, tăng giá, phân phối và giảm giá.

Chiến lược giao dịch vùng giá đi ngang với chỉ báo "khối lượng"

Giai đoạn tích lũy - gom hàng: Trước khi nhà tạo lập muốn bắt đầu làm bất cứ điều gì, họ cần đảm bảo rằng họ có đủ hàng là cổ phiếu trong kho của mình. Vì sao khối lượng giao dịch của giai đoạn này luôn thấp và nhà tạo lập không gom hàng trong 1 lần? Một động thái tăng giảm mạnh của khối lượng cũng dễ dàng làm những nhà đầu tư nhỏ lẻ khác để ý và đu bám theo dòng tiền lớn, giá cổ phiếu tăng theo. Nhà tạo lập luôn muốn gom hàng với giá thấp, nên họ thường hành động không để lại dấu vết và âm thầm gom hàng ngày qua ngày >>> quá trình tích lũy kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Càng về cuối giai đoạn tích luỹ, nhà tạo lập càng khiến giá giảm một cách nhanh chóng & khó chịu để loại bỏ những cung bán còn sót lại, có thể hiểu là những nhà đầu tư gồng lâu nhất và lỳ nhất. Họ khuyến khích bán hàng cho họ bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông và lợi dụng nỗi sợ hãi của đám đông. Chẳng hạn như là công bố một tin tức được cho là không tốt kích hoạt sự bán tháo, sau đó họ gom lại lượng hàng đó.

► Khi bước vào giai đoạn đẩy giá nhà tạo lập sẽ tăng cường triển khai các phương tiện truyền thông nhưng mà là những thông tin tốt để đưa nhiều người tham gia vào hơn và làm tăng các yếu tố cung - cầu và tăng sự biến động giá của cổ phiếu hơn. Một sự tăng giá kịch tính và mạnh mẽ cộng thêm thật nhiều thông tin tốt được bơm ra thì sẽ thu hút được sự quan tâm lớn từ công chúng hơn, từ đó nhà tạo lập mới có thể phân phối lượng hàng tồn kho đã tích lũy lâu ngày.

► Khi mà nhà đầu tư nhỏ lẻ bắt đầu nhận thấy cổ phiếu tăng một cách chậm chạp, thì họ vẫn chưa dám tham gia, phải chờ đợi nhiều sự xác nhận hơn, cổ phiếu dần bứt tốc và chính tại thời điểm họ mua vào với nỗi sợ bỏ lỡ một cơ hội - FOMO. Đây chính là lúc nhà tạo lập chuẩn bị dừng lại và đảo chiều xu hướng bằng cách phân phối số hàng họ đã mua trong pha tích luỹ. Trong giai đoạn phân phối, niềm hy vọng về sự phục hồi của giá cứ nảy sinh rồi biến mất, lặp đi lặp lại.

Đây là tất cả những gì mà nhà tạo lập đang làm, họ đơn giản là lợi dụng 2 yếu tố cảm xúc của thị trường: Tham lam và sợ hãi. Tạo ra đủ nỗi sợ, mọi người sẽ bán tháo trong hoảng loạn. Gợi ra đủ lòng tham, đám đông sẽ mua vào bất chấp. Và phương tiên truyền thông là vũ khí họ để mọi thứ đi theo đúng ý của họ.

Tất cả quá trình trên, AC nhà đầu tư nào đọc vị được nó khi nhìn vào 1 cổ phiếu và vạch ra kế hoạch đầu tư rõ ràng sẽ thu được lợi nhuận, đương nhiên, điều này sẽ khá khó khăn vì mỗi cuộc chơi nhà tạo lập sẽ có nhiều cách làm khác nhau để mua gom, đẩy giá và bán được hàng ra. Và đó là bí mật họ cần phải che giấu. Tuy nhiên, có một thứ mà họ không thể che giấu là khối lượng giao dịch - tiết lộ rất nhiều thứ, thể hiện sự thao túng và luồng lệnh của các nhà tạo lập một các chi tiết & xác nhận hành động giá là thật hay giả, có phải là một cái bẫy không.

Anh Chị có để ý là xu hướng giá của vùng tích lũy và vùng phân phối nhìn rất giống nhau không, đều là đi ngang trong một biên độ nhất định. Đặc biệt là khi ở vùng tích lũy, cung cầu bên ngoài cân bằng, xác suất xảy ra giữa việc tăng giá và giảm giá là như nhau. Nghĩa là giá đi ngang là vùng tích lũy vẫn có khả năng giảm chứ không phải chỉ có kịch bản tích lũy và bứt phá lên.

Vậy thì sao làm chúng ta có thể nhận ra đâu là vùng tích lũy và đâu là vùng phân phối để mà hành động. Đó chính là nhờ vào KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH

Mời Anh Chị nhà đầu tư xem chi tiết những nội dung trên và chiến lược giao dịch cụ thể tại video dưới đây:

Cảm ơn Anh Chị đã quan tâm! Cần liên hệ với Kỳ vào phần tiểu sử nhé!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Mỹ Kỳ Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

1,221.03

+4.67 (+0.38%)

Biểu đồ mã VN-INDEX

1,255.62

+8.41 (+0.67%)

Biểu đồ mã VN30-INDEX
4 Yêu thích
1 Bình luận 10 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại