Chiến lược giao dịch tuần cao điểm KQKD Q4 29/01-02/02/2024
Tuần này có một vài tâm điểm đáng chú ý bao gồm cả tin tức quốc tế và trong nước sẽ tác động đến TTCK mà NĐT cần quan tâm như sau:
***TIN QUAN TRỌNG TRONG NƯỚC:
1. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội: với đặc trưng tính mùa vụ (tháng cận Tết Âm lịch) sẽ khiến cho số liệu kinh tế-xã hội trong tháng 1/2024 sẽ có sự chênh lệch nhất định. Cụ thể như sau:
Tuy nhiên, nó vẫn giúp chúng ta hình dung ra bức tranh kinh tế Việt Nam nhìn chung là khá TÍCH CỰC (FDI tăng vọt về cả số vốn đăng ký và thực hiện; xuất khẩu tăng trưởng tốt (khu vực kinh tế trong nước +10.4% trong kỳ 1 của tháng 1); CPI MoM dù có tăng nhưng nguyên nhân đến từ nhóm lương thực thực phẩm (nhu cầu mua sắm cho các mặt hàng Tết tăng cao) và nhóm thuốc/dịch vụ y tế (thực hiện tăng giá theo lộ trình) nên không quá đáng ngại.
Về rủi ro: với giá dầu đang tăng trở lại trong hơn một tuần trở lại đây đang mở ra khả năng gây áp lực đến lạm phát trong thời gian tới (sẽ cập nhật khi rủi ro tăng lên). Tiếp theo, là GIÁ ĐIỆN (mọi người cần note lại thông tin này vì trong năm 2024 (khoảng cuối quý 1-qúy 2) sẽ tiếp tục phải tăng (đã có đề xuất của Bộ Công thương). Chuẩn bị này không chỉ để đối mặt với vấn đề chi phí hàng tháng sẽ phải bỏ ra mà còn là rủi ro với TTCK (giá điện là giá đầu vào của các ngành sản xuất => đẩy áp lực lạm phát chuyển sang các cấu phần khác. Theo tính toán của Tổng Cục Thống kê, nếu giá điện tăng 8% làm GDP giảm 0,36% và lạm phát tăng 0,5%; nếu giá điện tăng 10% sẽ làm GDP giảm 0,45% và lạm phát tăng 0,61%.
2. Cao điểm của mùa KQKD quý 4
Đây là yếu tố tác động TRỰC TIẾP đến giá của cổ phiếu/nhóm gành. Sự phân hóa giữa các ngành và của chính các cổ phiếu trong cùng một ngành sẽ biểu hiện rõ ràng hơn. Chính vì vậy, NĐT được khuyến nghị hãy nhanh tay review và cơ cấu lại danh mục (nếu có lỡ mua ở giá cao, các con hàng cơ bản không tốt).
Cập nhật mới nhất của FiinTrade cho thấy tính đến ngày 28/1/2024, đã có 661 doanh nghiệp niêm yết (đại diện 45,6% vốn hóa trên ba sàn) công bố BCTC hoặc đưa ra ước tính sơ bộ về KQKD quý 4.
Tổng LNST Q4-2023 của 661 doanh nghiệp này tăng +25,9% so với cùng kỳ năm 2022 và tăng +17,6% so với quý 3-2023. Trong đó, tăng trưởng đột biến được ghi nhận ở khối Phi tài chính (+35,1% YoY và +31,1% QoQ) trong khi LNST của khối Tài chính tăng lần lượt +20,2% YoY và +9,8% QoQ.
Cụ thể bức tranh báo cáo KQKD quý 4 của các doanh nghiệp/ngành mời NĐT liên hệ trực tiếp để nhận; cũng như các tư vấn liên quan đến cơ cấu, cắt tỉa danh mục 1:1.
***Về mặt tin tức quốc tế quan trọng:
1. Giá dầu đã tăng ~10% chỉ trong vòng hơn 1 tuần trở lại đây. Tôi đánh giá đây là thông tin TIÊU CỰC và có mức độ RỦI RO cao đối với thị trường. Nguyên nhân của việc giá dầu tăng trong những phiên gần đây là vì: tình hình chiến sự tại các điểm nóng trên thế giới (Nga-Ukraine, Trung Đông) ngày càng một căng thẳng và không có dấu hiệu hạ nhiệt. Không những vậy, sự leo thang đã biểu hiện rất rõ qua việc có thêm nhiều quốc gia trong khu vực Trung Đông bị kéo vào cuộc chiến ban đầu của Hamas & Israel.
2. Cuộc họp lãi suất của FED diễn ra vào 30/1-31/1 tới đây dự kiến sẽ tiếp tục giữ nguyên lãi suất ở mức 5.33% (biểu đồ dưới). Nhưng những phát biểu của quan chức FED khả năng cao sẽ mang tính “thận trọng và không vội vàng” trong quyết định cắt giảm lãi suất ở bối cảnh hiện tại: mặc dù CPI hạ nhiệt & thậm chí giảm nhanh hơn dự kiến; tình hình kinh tế Mỹ khả quan hơn “những gì ta nghĩ”; nhưng những yếu tố tác động đến lạm phát (CPI) lại đang nghiêng nhiều về rủi ro.
Đây mới chỉ là những thông tin kinh tế trong và ngoài nước tác động đến TTCK trong tuần này. Trong bài tiếp theo, tôi sẽ đánh giá những yếu tố nội tại của thị trường: liên quan đến dòng tiền-nhóm ngành, cổ phiếu. NĐT nếu thấy hữu ích hãy cho tôi xin 1 like/comment/đăng ký kênh để có động lực lên bài thường xuyên hơn.
Bình luận