Chiến lược giao dịch sideway và break-out
Trên thị trường chứng khoán có 2 phương pháp phân tích kỹ thuật phổ biến ở mọi thời điểm là giao dịch theo sideway và breakout/breakdown.
Sideway là gì? Giao dịch theo Sideway
Sideway hay còn gọi là trạng thái sideway xảy ra khi giá đi ngang trong một biên độ tương đối ổn định và không hình thành một xu hướng nào trong thời gian dài.
Khi giao dịch theo thị trường sideway, nhà đầu tư thường kiếm lời khi giá giao động đi ngang (mua thấp - bán cao). Tận dụng các rung lắc để tìm kiếm các khoản lợi nhuận 2-5%. Nhà đầu tư thường căn cứ vào các chỉ báo phân tích kỹ thuật hoặc các mô hình giá để xác định điểm mua - bán trong khu vực sideway.
Nhà đầ tư theo phương pháp này cần nhanh nhạy, quản trị lòng tham tốt, không ngại cắt lỗ nếu vào lệnh sai, sẵn sàng mua hỗ trợ. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp nhà là nhà đầu tư dễ mất hàng, bán non nếu cổ phiếu vào sóng.
Breakout/breakdown là gì? Giao dịch theo breakout/breakdown
Breakout/breakdown là trạng thái giá tạo cú bứt phá qua khu vực tích lũy, vượt đỉnh cũ, vượt cản chéo. Thông thường trạng thái này được xem là đáng tin cậy khi đi với khối lượng giao dịch lớn.
Đối với kiểu giao dịch này thì mức lợi nhuận tiềm năng thu được là rất lớn vì sau một nhịp breakout, giá có thể bung phá rất mạnh. Trong khi đó mức cắt lỗ thường được đặt ở vị trí thấp nhất của khu vực tích lũy, do đó lợi nhuận lớn vẫn luôn đi kèm với rủi ro cao.
Phương pháp này khá phổ biến vì nó cho thấy dòng tiền đòng thuận đang vào cổ phiếu, việc đặt cược vào dòng tiền lớn là thường thắng cao. Tuy nhiên, trong pha sideway và dòng tiền yếu, đánh break out vượt đỉnh cũ thường dính cắt lỗ do thị trường chứng khoán Việt Nam là T+2.5 nên hàng về dễ phạm cắt lỗ, nhiều trường hợp vừa cắt lỗ xong thì giá hồi lại khiến nhà đầu tư chán nản. Xảy ra liên tục dẫ gây mất niềm tin.
Chúng ta nên vào lệnh sau khi đã xác thực được breakout, mua ở nhịp tích lũy thường tốn thời gian và dễ mất hàng vì chán nản do bị quét răng cưa hoặc dính cú wash out thanh khoản thấp.
Kết luận
Nhìn chung không có gì hoàn hảo. Cả 2 chiến lược đều có những ưu, nhược điểm riêng tùy vào từng giai đoạn thị trường mà chúng ta có thể áp dụng.
Ngoài ra, việc chọn chiến lược giao dịch còn phù hợp với khẩu vị và kỹ năng giao dịch của từng nhà đầu tư.
Hy vọng các nhà đầu tư có thể xác định được chiến lược phù hợp khi đầu tư chứng khoán. Chúc các bạn luôn thành công!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận