Chiến Lược Đại Dương Xanh - Đừng cạnh tranh trong khoảng thị trường đang tồn tại, hãy tạo ra một thị trường không có cạnh tranh.
Làm thế nào để tạo khoảng trống thị trường và vô hiệu hóa cạnh tranh
"HÃY GIÚP TÔI, ĐẠI DƯƠNG CỦA TÔI ĐANG NHUỘM ĐỎ!"
Là hoàn cảnh mà nhiều tổ chức, cá nhân đang phải đương đầu khi tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt. Là tình trạng các doanh nghiệp đang phải vật lộn, kháng cự trong đại dương "nhuốm máu" của sự cạnh tranh và thực sự muốn được thoát ra. Cũng là khi họ nhận ra biên độ lợi nhuận dần thu hẹp thì đại dương xanh của chính họ đang chuyển dần sang đỏ.
Mời bạn đọc TẠI ĐÂY
Khái niệm "Đại dương xanh" được biết đến lần đầu tiên vào năm 2005 qua "Chiến lược đại dương xanh" của hai tác giả Kim và Mauborgne. Sau hơn 10 năm, "Đại dương xanh" đã trở thành khái niệm quen thuộc với các nhà kinh tế khi bàn đến chiến lược tạo ưu thế cạnh tranh. Mục đích của chiến lược đại dương xanh là rất rõ ràng: Cho phép bất kì tổ chức - dù lớn hay nhỏ, dù mới thành lập hay lâu đời - vượt lên thách thức, gia tăng các cơ hội và giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, khi đối mặt với áp lực về chi phí và lợi nhuận gia tăng, sự cạnh tranh để tồn tại giữa các doanh nghiệp đơn ngành và đa ngành càng trở nên gay gắt, nên thực tế "Đại dương xanh" đang chuyển dần và rơi vào chiếc bẫy của đại dương đỏ.
Và hàng loạt các câu hỏi được đặt ra:
- Làm thế nào để chúng ta sắp xếp toàn bộ các hoạt động xoay xung quanh chiến lược Đại dương xanh?
- Chúng ta làm gì khi chiến lược đại dương xanh trở thành đại dương đỏ?
- Làm thế nào để chúng ta tránh được những lôi kéo hấp dẫn của "các tư duy đại dương đỏ" - bản chất là "những chiếc bẫy đại dương đỏ" - khi chúng ta đang theo đuổi chiến lược đại dương xanh?
Những câu hỏi này đã thúc đẩy các học giả W.Chan Kim và Renee Maubourgne, là các giáo sư tại viện INSEAD của Pháp - trường đào tạo kinh doanh lớn thứ 2 thế giới, tổng kết các nghiên cứu của họ về một chiến lược phát triển và mở rộng một thị trường trong đó không có cạnh tranh hoặc sự cạnh tranh là không cần thiết mà các công ty có thể khám phá và khai tác.
Cuốn sách viết ra nhằm thay đổi tư duy chiến lược cho các nhà quản trị doanh nghiệp với một chiến lược đơn giản: Hãy bơi trong luồng nước rộng. Các công ty đang phải vật lộn cạnh tranh trong đại dương đỏ hẳn sẽ làm tốt hơn nếu học hỏi và làm theo chiến lược Đại dương xanh. Các tác giả cũng đề xuất 6 cách cụ thể giúp các công ty xây dựng chiến lược Đại dương xanh:
1. Vạch lại ranh giới thị trường. Khảo sát các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong ngành với bạn.
2. Tập trung vào bức tranh lớn, chứ không vào các chi tiết cụ thể. Xem xét môi trường cạnh tranh thông qua việc đánh giá của khách hàng để bạn biết cần chú trọng những điểm gì là quan trọng đối với họ.
3. Vượt trên mức nhu cầu hiện tại. Đừng tập trung vào khách hàng hiện nay mà hãy tìm kiếm các khách hàng tiềm năng.
4. Thiết lập trật tư ưu tiên về chiến lược. Những cải tiến về mặt công nghệ không đảm bảo thành công về trị trường sao cho công nghệ phải phù hợp với khách hàng và tạo ra giá trị gia tăng.
5. Vượt qua những trở ngại trong nội bộ tổ chức.
6. Đưa việc điều hành thành chiến lược. Liên kết cam kết, giải thích , kì vọng với sự phát triển thực tế của chiến lược.
Thông điệp mạnh mẽ mà chiến lược đại dương xanh muốn đem đến là: Tập trung vào các giá trị của doanh nghiệp thay cho các hoạt động cạnh tranh. Từ đó tạo nên một thị trường mới dựa vào giá trị nội tại của doanh nghiệp và vô hiệu hóa đối thủ cạnh tranh.
Mời bạn đọc miễn phí TẠI ĐÂY
Hãy cùng lan tỏa, chia sẻ cho cộng đồng, cho bạn bè nếu bạn thấy cuốn sách này hữu ích. Chúng tôi rất vui và sẵn sàng phục vụ bạn mỗi ngày.
24H Money trân trọng giới thiệu!
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận