Chi phí lãi vay của khối công ty chứng khoán
Nguồn tiền từ hoạt động đi vay luôn đóng vai trò trong quá trình hoạt động của khối công ty chứng khoán (CTCK). Xét chung toàn khối, nợ chiếm khoảng phân nửa trong cơ cấu nguồn vốn. Các CTCK đang phải trả chi phí thế nào cho nguồn vốn này?
Theo dữ liệu của VietstockFinance, tổng dư nợ ngắn hạn và dài hạn thường chiếm khoảng 40 - 50% cơ cấu nguồn vốn của toàn khối CTCK. Dòng tiền từ vốn vay chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn của các CTCK. Tại ngày 30/09/2020, tỷ trọng này vào mức gần 50%, tương ứng gần 87,300 tỷ đồng.
Cơ cấu vốn vay của khối CTCK
Đvt: Tỷ đồng
Đi vào chi tiết, nguồn vốn vay CTCK chủ yếu đến từ vay ngân hàng thương mại và phát hành trái phiếu.
Có thể thấy nguồn vốn vay ngắn hạn là dòng tiền huyết mạch cho hoạt động của các CTCK. Giai đoạn năm 2019 – 9 tháng đầu năm 2020, vay nợ ngắn hạn chiếm phần chủ đạo trong cơ cấu đi vay của toàn khối. Tỷ lệ vay nợ ngắn hạn/các khoản vay ngắn hạn có xu hướng tăng trong giai đoạn này. Trong khi đó, tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng nợ phải trả lại theo chiều hướng đi xuống.
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp ngắn hạn cũng là nguồn huy động được khối CTCK tận dụng với tổng dư nợ vay tương đương với tổng nợ dài hạn của toàn khối. Nguồn vốn vay chủ yếu của các CTCK hiện vẫn đến từ các ngân hàng thương mại.
Quy mô đi vay vẫn tập trung vào các CTCK đang dẫn đầu thị trường như SSI, VNDirect, HSC, VCSC… Khối CTCK vốn ngoại cũng mạnh tay đi vay. KBSV, Mirae Asset, KIS, NHSC, YSVN, MBKE, Chứng khoán Shinhan đều góp mặt trong top 20 mã có dư nợ vay ngắn hạn lớn nhất toàn khối CTCK (tính tới cuối quý 3/2020).
Theo thống kê, một số CTCK đang vay ngân hàng với lãi suất vào khoảng 5% – 10.5%/năm.
Nhìn chung các khoản đi vay ngân hàng nước ngoài có lãi suất khá mềm nhưng chiếm tỷ trọng không cao trong dư nợ của một số công ty. Trường hợp của KIS thì tỷ trọng nguồn vốn ngoại giá rẻ chiếm đa số dư nợ đi vay. Mới đây, Công ty cũng đã thông qua khoảng vay 50 triệu USD từ Korea Investment Holdings với lãi suất hơn 4 % với thời hạn 1 năm.
Lãi vay ngắn hạn ở một số CTCK
Bên cạnh vay ngân hàng, có khoảng hơn 20 CTCK đang huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Một số cái tên “mạnh tay” phát hành trái phiếu như SHS, SSI, VCSC, VDS… Các công ty còn lại vẫn đang phát hành trái phiếu huy động lượng vốn khá khiêm tốn.
So với nguồn tiền từ việc vay ngân hàng, lãi suất trái phiếu ngắn hạn dao động trong khoảng 3 - 10%.
Dư nợ trái phiếu ngắn hạn và lãi trái phiếu của một số CTCK
* Dư nợ tài ngày 30/09/2020
Trong khi đó, lãi phát hành trái phiếu dài hạn trong khoảng từ 8% - 10.5%, cao hơn so với trái phiếu ngắn hạn.
Dư nợ trái phiếu dài hạn và lãi trái phiếu của một số CTCK
* Dư nợ tại ngày 30/09/2020
** Một số công ty phát hành trái phiếu kết hợp lãi suất cổ định ở các kỳ trả lãi đầu và thả nổi ở các kỳ sau
Tìm hiểu chi phí lãi vay các CTCK phải trả trong 9 tháng đầu năm. Có thể thấy sự tương đồng với quy mô dư nợ khi hầu hết top 20 về chi phí lãi vay đều có dư nợ thuộc top 20. Trong số này, SSI dẫn đầu với chi phí lãi vay gần 614 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận