Chỉ báo OBV - Thước đo về khối lượng
Giá và khối lượng là 2 yếu tố cốt lõi của trường phái phân tích kỹ thuật, mối tương quan trong sự dịch chuyển của giá và khối lượng là cơ sở để các nhà phân tích nhận định xu hướng của thị trường.
Tuy nhiên, hầu hết các chỉ báo kỹ thuật phổ biến nhất hiện nay chỉ được tính toán dựa trên giá cả, từ các dữ liệu giá trong quá khứ mà xác định chuyển động của giá trong tương lai, chúng ta sẽ rất ít khi bắt gặp các chỉ báo khối lượng. Trong bài này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu một chỉ báo về khối lượng có khả năng cung cấp tín hiệu về xu hướng giá.
1. OBV là gì ?
OBV là viết tắt của On Balance Volume (Khối lượng cân bằng), là một chỉ báo khối lượng, có chức năng đo lường động lực của xu hướng dựa vào mối tương quan trong sự di chuyển của giá và khối lượng. Hoặc là động lực của xu hướng được củng cố, thị trường tiếp diễn xu hướng hoặc là động lực của xu hướng đang dần yếu đi, thị trường có khả năng đảo chiều sang xu hướng mới.
Chỉ báo OBV được phát triển bởi Joseph Granville (20/03/1923 – 07/09/2013), một thiên tài phân tích kỹ thuật nổi lên như một làn sóng mạnh mẽ vào những năm 1960. Ngoài OBV thì Joseph Granville còn để lại một gia tài quý báu, được nhiều trader sử dụng như một quy luật giao dịch phổ biến trên các thị trường tài chính, đó là 8 quy tắc vàng về đường trung bình di động MA200.
Joseph Granville cho rằng, thứ nhất, khối lượng luôn đi trước giá; thứ hai, vì khối lượng thể hiện tính thanh khoản, mà áp lực của thanh khoản sẽ tác động đến giá nên sự di chuyển của khối lượng sẽ tạo thành các tín hiệu dẫn dắt cho hướng đi của giá.
2. Cách phân tích chỉ báo On Balance Volume
Phân tích chỉ báo On Balance Volume dựa trên lý thuyết rằng OBV sẽ thay đổi trước khi giá thay đổi: các dòng tiền đầu tư sẽ đổ vào thị trường đang xét khi OBV tăng. Khi các nhà đầu tư tập trung vào sản phẩm nào đó, cả chỉ báo On Balance Volume và giá đều sẽ “trào dâng”.
Nếu giá biến động trước OBV, tình trạng “không xác định” (non-confirmation) sẽ xảy ra. Non-confirmation có thể xảy ra tại các đỉnh thị trường giá tăng (khi giá tăng trước hoặc không có sự tăng của OBV); hoặc tại các đáy thị trường giá giảm (khi giá giảm trước hoặc không có sự giảm của OBV).
OBV sẽ trong một trend tăng khi mỗi đỉnh đều cao hơn đỉnh trước đó và mỗi đáy đều cao hơn đáy trước đó. Ngược lại, chỉ báo sẽ trong trend giảm khi đỉnh và đáy kế tiếp thấp hơn đỉnh và đáy trước đó. Khi OBV di chuyển nằm ngang và không tạo một mức cao hay thấp nào, nó đang ở trend không xác định.
3. Công thức tính chỉ báo OBV
Công thức tính OBV phụ thuộc vào biến động giá và khối lượng giao dịch là biến số duy nhất cấu thành nên giá trị của OBV.
Cụ thể: Ở phiên giao dịch thứ n (phiên giao dịch hiện tại), nếu:
Close (n) > Close (n-1) thì OBV (n) = OBV (n-1) + Volume (n)
Close (n) = Close (n-1) thì OBV (n) = OBV (n-1)
Trong đó: Close (n): giá đóng cửa của phiên giao dịch hiện tại, Close (n-1): giá đóng cửa phiên giao dịch trước đó, Volume (n): khối lượng giao dịch của phiên hiện tại.
Cách tính OBV ở trên gọi là phương pháp tích lũy dòng khối lượng. OBV sau sẽ bằng OBV trước cộng với dòng khối lượng dương nếu giá biến động tăng, ngược lại sẽ cộng với dòng khối lượng âm nếu giá biến động giảm.
Khi sử dụng chỉ báo OBV để phân tích, tác giả không chú trọng vào giá trị của OBV mà là di chuyển của nó trên đồ thị cùng với di chuyển của giá, chính vì thế, giá trị OBV tại thời điểm n=0 có giá trị bằng 0.
4. Ứng dụng vào việc giao dịch hàng hoá
Khi một trend được xác lập, nó sẽ tồn tại đến khi bị phá vỡ. Có hai cách để phá vỡ trend On Balance Volume:
Thứ nhất, khi trend đổi chiều từ tăng thành giảm hay ngược lại;
Thứ hai, khi trend chuyển thành không xác định và tiếp tục như vậy quá 3 ngày. Nếu giá chuyển từ trend tăng sang không xác định và giữ chỉ trong vòng 2 ngày trước khi quay trở về trend tăng, chỉ báo OBV vẫn được xem là đang trong trend tăng suốt quãng thời gian đó.
Khi OBV chuyển sang một trend tăng hoặc giảm, một Breakout – phá vỡ đã xảy ra. Vì thông thường OBV phá vỡ trước giá, anh em nên đặt lệnh mua khi OBV phá vỡ trên. Tương tự anh em nên bán khi OBV phá vỡ dưới. Các vị thế này nên được giữ cho đến khi trend thay đổi.
5. Ý nghĩa của chỉ báo OBV. Mối tương quan giữa chuyển động của OBV và giá
Chỉ báo OBV tăng (đường OBV có xu hướng đi lên) khi khối lượng giao dịch của các phiên tăng giá cao hơn khối lượng giao dịch các phiên giảm giá hay dòng khối lượng dương lớn hơn dòng khối lượng âm. Chỉ báo OBV tăng phản ánh được áp lực mua đang cao hơn so với áp lực bán, giá có khả năng tăng cao hơn.
Chỉ báo OBV giảm (đường OBV có xu hướng đi xuống) khi khối lượng giao dịch của các phiên giảm giá cao hơn khối lượng giao dịch các phiên tăng giá hay dòng tiền âm lớn hơn dòng tiền dương. Chỉ báo OBV giảm phản ánh áp lực bán đang cao hơn, giá có khả năng sẽ giảm xuống.
Chỉ báo OBV tăng nhưng giá không thay đổi hoặc giảm chứng tỏ lực giảm của giá đã dần yếu đi, khả năng cao là giá sẽ đảo chiều tăng.
Chỉ báo OBV giảm nhưng giá không thay đổi hoặc tăng chứng tỏ lực tăng của giá dần yếu đi, khả năng cao là giá sẽ đảo chiều giảm.
Tín hiệu này xuất phát từ mối quan hệ giữa khối lượng và giá: khi giá tăng cộng với khối lượng giao dịch lớn, nghĩa là áp lực tăng đang rất mạnh, giá sẽ tiếp tục tăng lên và ngược lại.
Nếu xu hướng của OBV và giá giống nhau thì xu hướng của giá được củng cố nhờ sự hỗ trợ của khối lượng hay tính thanh khoản
Quay trở lại đồ thị OBV, khi giá hình thành đợt tích lũy, OBV cũng rơi vào giai đoạn tích lũy, nhưng OBV lại di chuyển trong một range đi ngang rõ rệt. Khi OBV breakout ngưỡng kháng cự của range và tăng thì tín hiệu tăng của giá được củng cố hơn, khả năng giá tiếp tục tăng cao hơn. Nếu các bạn vào lệnh Buy ngay sau khi OBV breakout ngưỡng kháng cự thành công thì sẽ có lợi nhuận, stop loss tại vùng giá thấp nhất của giai đoạn tái tích lũy, đóng lệnh khi xuất hiện tín hiệu giá đảo chiều.
Tín hiệu này bắt nguồn từ mối tương quan trong sự di chuyển của OBV và giá.
Phân kỳ khi giá tăng (tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước) nhưng OBV giảm (tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước): khi giá đang trong xu hướng tăng mà OBV giảm nghĩa là dòng khối lượng âm lớn hơn dòng khối lượng dương, áp lực bán đang cao hơn, chứng tỏ đà tăng của xu hướng đó đang yếu đi, khả năng cao là giá sẽ đảo chiều giảm.
Hội tụ khi giá giảm (tạo đáy sau thấp hơn đáy trước) nhưng OBV tăng (tạo đáy sau cao hơn đáy trước): OBV tăng khi dòng khối lượng dương lớn hơn dòng khối lượng âm, áp lực mua đang chiếm ưu thế, mà giá lại đang trong xu hướng giảm, điều này chứng tỏ đà giảm của xu hướng này đang dần yếu đi, khả năng cao là thị trường sẽ đảo chiều tăng.
Chúng ta có thể sử dụng OBV để tìm kiếm các điểm phân kỳ giống như nhũng chỉ báo như : RSI, Stochastic, MACD ...
Có thể nói rằng, trong số tất cả các indicators thì OBV là chỉ báo kỹ thuật tốt nhất trong việc thể hiện mối tương quan giữa giá và khối lượng, cung cấp tín hiệu xác nhận xu hướng cực kỳ hiệu quả. Điều các bạn cần làm là luyện tập giao dịch thật nhiều với chỉ báo này bằng cách kết hợp thêm những công cụ phân tích khác để tạo thành một hệ thống giao dịch hoàn chỉnh nhất cho riêng mình. Hy vọng rằng, qua những gì mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết, các bạn đã hiểu rõ hơn về chỉ báo đặc biệt này và có thể sử dụng nó một cách thuần thục, hiệu quả nhất.
( Nguồn: vct.com.vn)
----------------
Đầu Tư Hàng Hoá thông qua Sở Giao Dịch Hàng Hoá Việt Nam
Giao dịch các sản phẩm: Dầu Thô, Bạc,Đồng, Cà phê, Cao Su, Quặng sắt,...
- Mua bán 2 chiều - Giao dịch T0 - Không lãi vay - Liên thông 52 quốc gia
- Mobile/ z.alo: 033 796 8866
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận