Châu Âu nới lỏng tiền tệ để chuẩn bị cho chính quyền Trump sắp tới
Các ngân hàng trung ương châu Âu đang có động thái ôn hòa để hỗ trợ các nền kinh tế chuẩn bị cho nhiều sự gián đoạn hơn từ nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Quyết định bất ngờ nhất là việc Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) giảm lãi suất 50 điểm cơ bản trong cuộc họp chính sách tuần này, đây là đợt cắt giảm lãi suất lớn nhất của SNB trong gần 10 năm.
Với các cuộc căng thẳng ở Nga-Ukraine, Trung Đông và Tổng thống đắc cử Donald Trump Donald Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, Chủ tịch SNB Martin Schlegel đang tìm cách ngăn chặn các nhà giao dịch đổ tiền vào đồng franc trước vai trò truyền thống của đồng tiền này như một nơi trú ẩn an toàn trong thời điểm căng thẳng địa chính trị.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã giảm lãi suất 25 điểm cơ bản đi kèm với nhận xét của Chủ tịch ECB Christine Lagarde rằng "hướng đi hiện tại rất rõ ràng".
Với các đợt nới lỏng lãi suất trong tuần này đã đánh dấu cơ hội cuối cùng theo lịch trình để các quan chức châu Âu sắp xếp ổn thỏa trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức vào tháng 1/2025, những lo ngại về tăng trưởng hoặc lạm phát quá thấp đang trở thành tiền lệ vững chắc hơn những lo ngại về áp lực giá cả dai dẳng.
"Hiện tại, chỉ có một cách để lãi suất của châu Âu giảm xuống… Câu hỏi thực sự là, điều này sẽ đi xa đến đâu. Đối với ECB, tôi nghĩ rằng có nguy cơ ECB có thể buộc phải cắt giảm lãi suất nhanh hơn và nhiều hơn dự kiến hiện nay”, Ludovic Subran, nhà kinh tế trưởng của Allianz cho biết.
Sự lo lắng cũng rõ ràng ở những nơi khác. Ngân hàng trung ương Canada cũng đã cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản trong cuộc họp chính sách tuần này.
Chính những lo ngại về tiền tệ đã thúc đẩy động thái của SNB. Một kỷ nguyên mới của sự đầu cơ vào đồng franc, từ lâu được các nhà đầu tư xem là nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ căng thẳng địa chính trị, đang khiến các quan chức phải cảnh giác để ngăn chặn những sự đầu cơ như vậy.
Trong khi đó, ECB đã thay đổi ngôn ngữ trong tuyên bố để cho thấy họ không còn muốn hạn chế nền kinh tế nữa, đồng thời công bố các đợt cắt giảm toàn bộ đối với dự báo tăng trưởng 2024-2026. Các quan chức hiện dự báo nền kinh tế khu vực đồng euro chỉ tăng trưởng 1,1% vào năm 2025, giảm từ mức 1,3%.
"Thuế quan cuối cùng sẽ chứng minh là cú sốc giảm phát đối với khu vực đồng euro…Điều này sẽ khiến lạm phát thấp hơn mục tiêu trong trung hạn và đòi hỏi một lập trường chính sách tiền tệ thích ứng các nhà kinh tế”, các nhà kinh tế tại ABN Amro cho biết.
Theo Giám đốc danh mục đầu tư của Pimco, Konstantin Veit: "Chúng tôi tin rằng tăng trưởng sẽ tiếp tục yếu hơn so với kỳ vọng của ECB và tiềm năng thị trường định giá lãi suất cuối kỳ thấp hơn".
Bên cạnh những lo lắng, các quan chức vẫn kỳ vọng rằng ít nhất năm mới sẽ làm sáng tỏ nhiều triển vọng hơn. “Chúng tôi hy vọng sẽ làm sáng tỏ nhiều điều trong vài tháng tới”, bà Lagarde cho biết.
Trong khi đó, Maeva Cousin, chuyên gia kinh tế cấp cao của Bloomberg Economics cho biết: “Chúng tôi vẫn kỳ vọng sẽ cần nới lỏng hơn nữa khi các ngân hàng trung ương khác tiếp tục giảm lãi suất. Chúng tôi kỳ vọng SNB sẽ cắt giảm thêm vào tháng 3, đưa lãi suất xuống 0,25%”.
Theo Chủ tịch SNB Martin Schlegel, các nhà hoạch định chính sách sẽ xem xét những gì chính quyền Trump sẽ làm vào năm tới, với hy vọng rằng Mỹ sẽ không dán nhãn Thụy Sĩ là kẻ thao túng tiền tệ, như đã xảy ra trong lần cuối ông tại nhiệm vào năm 2020.
“Mỹ là đối tác thương mại quan trọng của Thụy Sĩ… Thụy Sĩ là một nền kinh tế mở nhỏ cần thị trường mở, cần thị trường tự do”, ông Martin Schlegel cho biết thêm.
Còn theo nhà kinh tế Ludovic Subran, sự xuất hiện của ông Trump sẽ chỉ làm tăng thêm những rắc rối mà lục địa này đang phải đối mặt. “Các nền kinh tế châu Âu đang phải vật lộn với nhiều thách thức trong nước và điều này còn trầm trọng hơn do mối đe dọa áp thuế thương mại của chính quyền Trump”, ông nói.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường