menu
Chấm dứt HĐLĐ thì người sử dụng lao động có phải trợ cấp thôi việc?
Hoàng Thái Minh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Chấm dứt HĐLĐ thì người sử dụng lao động có phải trợ cấp thôi việc?

NLĐ làm việc cho NSDLĐ từ 2015 đã đóng BHTN đầy đủ, nay thoả thuận chấm dứt HĐLĐ thì NSDLĐ có phải trả trợ cấp thôi việc không?

Bộ luật Lao động 2019 (số 45/2019/QH14) được Quốc hội khóa XIV Kỳ họp thứ Tám thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2019 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Năm 2020, Chính phủ, Bộ LĐTBXH đã ban hành các Nghị định, Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện. Để hỗ trợ các doanh nghiệp nắm bắt được những nội dung thay đổi quan trọng và tuân thủ đúng quy định của pháp luật, thời gian qua Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến nội dung của BLLĐ 2019 và các văn bản hướng dẫn.

Tuy nhiên, do Bộ luật với nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung, thêm vào đó một số quy định lại chưa đầy đủ và rõ ràng, dẫn đến doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong triển khai, áp dụng. Với mong muốn góp phần xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, VCCI trân trọng giới thiệu một số tình huống tập trung vào một số quy định của BLLĐ 2019 và NĐ 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ đến các doanh nghiệp và độc giả.

Chấm dứt HĐLĐ thì người sử dụng lao động có phải trợ cấp thôi việc?

Ảnh minh hoạ

Theo Điều 46 BLLĐ 2019 thì khi HĐLĐ chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì NSDLĐ có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia BHTN theo quy định của pháp luật về BHTN và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm. Theo đó, NSDLĐ chỉ phải trả trợ cấp thôi việc khi NLĐ đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Thứ nhất, đã làm việc thường xuyên cho NSDLĐ từ đủ 12 tháng trở lên.
  • Thứ hai, chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của BLLĐ2019;
  • Thứ ba, không thuộc trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này (tức do NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên);
  • Thứ tư, có thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc.

Theo tình huống trên thì NLĐ mới đáp ứng được hai điều kiện: đã làm việc cho NSDLĐ từ 2015 đến 2021 (tức là từ đủ 12 tháng trở lên); HĐLĐ chấm dứt do hai bên thoả thuận theo khoản 3 Điều 34 BLLĐ 2019. Tuy nhiên, NSDLĐ cần xem xét thêm hai điều kiện còn lại như sau:

  • Trường hợp NLĐ đã đủ điều kiện hưởng lương hưu (tuổi nghỉ hưu và thời gian đã đóng BHXH) theo quy định của pháp luật về BHXH thì NLĐ không thuộc diện hưởng trợ cấp thôi việc. BLLĐ 2019 đã sửa đổiđiều kiện nghỉ hưu (trong đó có tuổi nghỉ hưu) theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 Luật BHXH số 58/2014/QH13. Vì vậy, NSDLĐ cần chú ý xác định đúng tuổi nghỉ hưu của NLĐ theo quy định tại Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của CP về tuổi nghỉ hưu.
  • Trường hợp NLĐ chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu do chưa đủ tuổi nghỉ hưu hoặc chưa đủ số năm đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH thì cần phải xét thêm điều kiện thứ tư về thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc. Thời gian để tính trợ cấp thôi việc được xác định theo Khoản 3 Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Trường hợp thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc theo quy định bằng không (0) hoặc dưới 1 tháng, NSDLĐ không phải tính trả trợ cấp thôi việc. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc từ đủ 1 tháng trở lên, NSDLĐ phải trả trợ cấp thôi việc. Mức trợ cấp cho mỗi năm làm việc bằng ½ tháng lương. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo HĐLĐ trước khi NLĐ thôi việc theo quy định tại Điều 46 BLLĐ 2019.
Chấm dứt HĐLĐ thì người sử dụng lao động có phải trợ cấp thôi việc?

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc

NSDLĐ cần lưu ý là trong tình huống này, NLĐ đã đóng BHTN đầy đủ trong quá trình thực hiện HĐLĐ không khẳng định được NSDLĐ có phải trả trợ cấp thôi việc hay không. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào đều kiện thứ tư (thời gian để tính trợ cấp thôi việc) của NLĐ. Trường hợp NLĐ có thời gian thử việc trước ngày 31/12/2020 ít nhất 30 ngày trở lên theo BLLĐ2012 hoặc (và) có thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, thai sản của BHXH từ 14 ngày làm việc trở lên/tháng không hưởng tiền lương tháng tại công ty mà hưởng trợ cấp BHXH thì NSDLĐ phải tính trả trợ cấp thôi việc do thời gian này do NLĐ và NSDLĐ không phải đóng BHTN theo quy định của Luật việc làm và Luật BHXH 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả