24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Đinh Thị Ngân
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

CEO Bất động sản Thái Nam: “Làm nhà ở xã hội khó hơn rất nhiều so với nhà thương mại”

“Ngoài vốn thì hiện nay việc phát triển nhà ở xã hội còn gặp khó khăn về quỹ đất, chính sách không chắc chắn. Hơn nữa, việc làm nhà ở xã hội khó hơn rất nhiều so với nhà ở thương mại, lãi thì bị kiểm soát”, ông Đặng Văn Quang, Tổng giám đốc Công ty CP quản lý và kinh doanh bất động sản Thái Nam trao đổi với BizLIVE.

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến sửa đổi Thông tư 25, trong đó đề xuất bỏ quy định cho vay ưu đãi với người mua, thuê nhà xã hội tại các ngân hàng thương mại. Quan điểm của ông về việc này thế nào?

Hiện nay ngân hàng thương mại vẫn cho vay nhưng cho chủ đầu tư chứ không phải cho người dân. Tôi nghĩ việc này cũng hợp lý vì từ trước đến nay ngân hàng thương mại rất ít giải ngân được cho người vay lẻ.

Người dân khi mua nhà ở xã hội chủ yếu cho vay theo chính sách mà nhìn chung lãi đối với nhóm người cho vay theo chính sách không cao. Vì vậy, ngân hàng chỉ muốn cho vay tập trung vào 1 khoản vay, như cho vay vào một công ty nào đó thì chi phí sẽ thấp xuống.

Tôi thấy quy định như dự thảo thông tư sửa đổi là khá hợp lý, vì thực tế nó cũng không ảnh hưởng đến người dân. Hơn nữa, từ trước đến nay người dân khi mua nhà ở xã hội đều không vay nhiều từ các ngân hàng thương mại.

Theo quy định, hiện nay, mỗi năm, Nhà nước cấp 50% vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội và huy động thêm 50% từ các kênh khác nhau để hỗ trợ cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội, theo quy định của Luật Nhà ở. Các ngân hàng thương mại tự huy động 100% vốn để cho vay và được cấp bù một phần lãi suất. Như vậy, rõ ràng khi nguồn vốn cho vay ở các ngân hàng thương mại không còn, người mua nhà sẽ gặp khó?

Theo tôi người mua nhà họ vẫn có thể đến Ngân hàng Chính sách xã hội vay, vấn đề chỉ là đi vay từ nơi này chuyển sang nơi khác, chính sách vẫn còn đó, nguồn vốn vẫn là của Nhà nước dành cho phát triển nhà ở xã hội.

Bây giờ nguồn vay chỉ tập trung vào một mối. Tôi hy vọng ngân hàng chính sách xã hội sẽ hoạt động năng động hơn, cởi mở hơn để người dân dễ tiếp cận nguồn vốn này.

CEO Bất động sản Thái Nam: “Làm nhà ở xã hội khó hơn rất nhiều so với nhà thương mại”
Theo CEO Bất động sản Thái Nam, việc làm nhà ở xã hội khó hơn rất nhiều so với nhà ở thương mại.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong quý 2 vừa qua, cả nước chỉ có 3 dự án nhà ở xã hội được phê duyệt. Theo ông, vì sao thời gian qua lại có ít dự án nhà ở xã hội được phê duyệt vậy. Việc có quá ít dự án được phê duyệt phải chăng do thiếu vốn hay còn nguyên nhân nào khác?

Ngoài vốn thì hiện nay việc phát triển nhà ở xã hội còn gặp khó khăn về quỹ đất, chính sách không chắc chắn.

Hơn nữa, việc làm nhà ở xã hội khó hơn rất nhiều so với nhà ở thương mại, lãi thì bị kiểm soát. Tất nhiên, với việc có 3 dự án so với năm trước nó cũng do nhiều lý do, bao gồm lý do COVID nữa.

Theo tôi, lý do các doanh nghiệp họ ít mặn mà với nhà ở xã hội là do, thứ nhất người ta bị khống chế về mặt tỷ suất lợi nhuận; thứ hai là khó trong việc xin phê duyệt dự án; và thứ 3 là quỹ đất eo hẹp.

Vậy từ góc độ của doanh nghiệp, ông có kiến nghị gì đề việc phát triển nhà ở xã hội được nhiều hơn?

Kiến nghị lớn nhất vẫn tập trung vào quỹ đất, phải tạo ra nhiều quỹ đất dành cho nhà ở xã hội. Bây giờ đang làm theo phương án, cứ mỗi dự án thương mại lại dành 20% quỹ đất để dành cho nhà ở xã hội. Phương án này cũng rất bất cập vì để cụm nhà ở xã hội dẫn vào cụm nhà ở thương mại, làm cho người dân thu nhập thấp ở nhà xã hội họ có cảm giác như là “con ghẻ” trong khu đô thị sang trọng.

Riêng các công ty họ chắc chắc sẽ dành phần đất xấu nhất cho khu vực nhà ở xã hội. Nên theo tôi là chúng ta nên tạo ra các cụm nhà xã hội phát triển đơn lẻ nhưng bài bản.

Thêm nữa nhà ở xã hội thì đặc thù phải giá rẻ mà để phát triển nhà giá rẻ không phải ông bất động sản nào cũng làm được, cho nên các chủ đầu tư ở các dự án thương mại phải bỏ ra 20% quỹ đất trên dự án để làm nhà ở xã hội thì cũng không phải đơn giản.

Hơn nữa, vì là quy định bắt buộc nên nhiều doanh nghiệp hiện nay không hào hứng triển khai, có những doanh nghiệp để cuối cùng mới triển khai nên nhiều khi quỹ đất để rất lãng phí.

Theo tôi thay vì yêu cầu họ góp 20% quỹ đất thì nên yêu cầu họ góp tiền vào một quỹ để phát triển riêng nhà ở xã hội.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả