Câu chuyện quản lý công nợ cuối năm
Trong nhiều chương trình huấn luyện cho các doanh chủ, có nhiều học viên hỏi tôi rằng: “Thưa thầy, làm thế nào để quản lý công nợ một cách tốt nhất mà không bị mất tiền?”
Tôi cười và trả lời ngay: “Cách tốt nhất là không bán chịu hoặc nếu có bán chịu thì phải có bảo lãnh thanh toán của ngân hàng”.
Thực tế đúc kết từ những kinh nghiệm thực chiến, chúng tôi đã rút ra cho mình bài học và kể từ đó trở đi buộc phải tuân thủ theo nguyên tắc như sau:
- Ưu tiên số 1: “Tiền trao, cháo múc” - Có nghĩa rằng hàng chỉ được xuất kho và giao cho khách hàng khi tiền hàng đã được thanh toán.
- Ưu tiên số 2: Nếu bán hàng và cho khách hàng trả chậm thì buộc phải có thư bảo lãnh thanh toán của một ngân hàng uy tín.
- Ưu tiên số 3: Đối với một số khách hàng uy tín, là các tập đoàn lớn có quy mô quốc gia hoặc quốc tế họ được niêm yết trên sàn chứng khoán hoặc có trụ sở lớn được chúng tôi thẩm định tình hình tài chính đó thì bên tôi có đưa ra quy định về hạn mức thanh toán: hạn mức về số tiền tối đa và khoảng thời gian tối đa cho phép khách hàng nợ.
Quản lý rủi ro công nợ phải thu là yếu tố tiên quyết để tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Đừng bao giờ cả nể trong mảng cần quản lý này, bởi bạn sẽ bị phá sản nếu cả nể. Không chỉ thế, mỗi dịp như cuối quý, cuối năm, đến hẹn thanh toán, các phòng ban có liên quan như kế toán, kinh doanh cần phải rất sát sao, dứt điểm thu hồi công nợ.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận