24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Chi An
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Cảnh giác với nguy cơ đẩy lạm phát tăng cao năm 2022

Lạm phát năm 2021 ở mức thấp, song không vì thế mà chủ quan với những nguy cơ đẩy lạm phát tăng cao trong năm 2022.

Yếu tố tưởng như không dính dáng gì đến lạm phát của năm 2022 là lạm phát quá thấp của năm 2021. Giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng bình quân 11 tháng năm 2021 so với cùng kỳ chỉ tăng 1,84% - thấp nhất cùng kỳ từ năm 2016. Trong 11 tháng, có tới 4 tháng giảm, 4 tháng tăng thấp. Trong 11 nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, có 2 nhóm giảm; trong 9 nhóm còn lại, có 7 nhóm tăng rất thấp. Đáng lưu ý, trong 7 nhóm này, nhóm hàng ăn, dịch vụ ăn uống - chiếm tỷ trọng lớn nhất (33,56%) chỉ tăng 0,74%…

Nhưng từ yếu tố này lại tác động 2 mặt đến năm 2022. Một mặt, số gốc so sánh thấp sẽ làm cho tốc độ tăng của năm 2022 tăng cao. Mặt khác, lạm phát thấp của 2021, cộng hưởng với việc đưa GDP đánh giá lại (cao hơn trên 26%) vào sử dụng cùng với việc so sánh với sự nới lỏng chính sách tài chính - tiền tệ của nhiều nước trên thế giới... sẽ làm cho không ít người “mất cảnh giác” về lạm phát năm 2022.

Yếu tố tổng quát là quan hệ giữa tổng cung và tổng cầu năm 2022 khác với năm 2021. Tổng cầu sau 2 năm bị “bào mòn” lớn do Covid-19 có thể bật tăng. Tích lũy tài sản sẽ phục hồi, kéo theo vốn đầu tư từ các nguồn ra thị trường, nhất là nguồn từ ngân sách, từ ngân hàng.

Giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng bình quân 11 tháng năm 2021 so với cùng kỳ chỉ tăng 1,84% - thấp nhất cùng kỳ từ năm 2016.

Yếu tố chi phí đẩy tiếp tục tăng. Chi phí đẩy ở Việt Nam tăng xuất phát từ “nhập khẩu lạm phát” từ nước ngoài. Theo Tổng cục Thống kê, giá nhập khẩu quý III/2021 tăng 9,46%, 9 tháng tăng 6,03% (riêng nhiên liệu tăng tới 34,13%), làm cho chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất quý III tăng 5,36%, trong 9 tháng tăng 4,87%.

Tính toán từ số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, giá nhập khẩu một số mặt hàng nhập khẩu tính đến ngày 15/11 tăng khá cao (phế liệu sắt thép tăng 65,7%, quặng và khoáng sản khác tăng 60,6%, dầu thô tăng 56%…

Nhập khẩu năm 2021 tăng rất cao (11 tháng đã tăng 27,5%), có một phần để bù đắp sự “đứt gãy” nguồn cung từ nước ngoài; khả năng năm 2022 vẫn tiếp tục tăng cao để đề phòng sự “đứt gãy” này.

Mấy năm qua, nhiều nước trên thế giới đã nới lỏng khủng chính sách tiền tệ thông qua việc hạ lãi suất cơ bản xuống gần bằng 0% và bơm một lượng tiền khủng lên đến gần 20% GDP toàn cầu, gây ra lạm phát cao. Nếu dịch còn tiếp tục với biến thể mới, tăng trưởng kinh tế vẫn trì trệ…, thì giá nhập khẩu vẫn rất cao và có thể còn tăng nữa, làm cho Việt Nam vẫn đứng trước tình trạng “nhập khẩu lạm phát”.

Yếu tố tiền tệ - tín dụng sẽ tiếp tục có những diễn biến mới. Nếu năm 2021, việc nới lỏng chính sách tiền tệ - tín dụng còn “dè dặt”, các gói hỗ trợ tài chính với quy mô còn khiêm tốn…, thì năm 2022 sẽ có thể được mở rộng, với quy mô, thời gian, phạm vi, từ nhiều nguồn lực, có sự kết hợp chặt chẽ hơn nữa chính sách tài chính - tiền tệ, với phương thức cấp bù lãi suất…

Một số ý kiến cho rằng, không phải lo về lạm phát, song người viết bài này xuất phát từ bài học kinh nghiệm của gói kích cầu năm 2009 và từ thực tế hiện nay để cảnh báo về một số vấn đề.

Một là, lấy tiền từ đâu? Có thể từ nhiều nguồn, nhưng cố gắng không làm giảm lớn dự trữ ngoại hối như năm 2009 (năm 2008 còn 24,2 tỷ USD, năm 2009 còn 16,8 tỷ USD, năm 2010 còn 12,9 tỷ USD); không làm tăng lớn nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia…

Hai là, tiền chạy đi đâu? Có thể chưa trực tiếp đưa vào sản xuất - kinh doanh, mà bị “lái” vào tiền ảo (đang giảm xuống ở mức thấp), vàng, bất động sản, chứng khoán… Nếu đại dịch chưa được kiểm soát tốt hơn hiện nay, thì do lo sợ dịch và tâm lý tiết kiệm của nhiều người tiêu dùng, tổng mức bán lẻ tăng thấp, lạm phát không tăng ngay, nhưng cuối cùng cũng chạy vào thị trường hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng. Tiền trong lưu thông nhiều, cộng hưởng với sự chuyển động của dòng tiền sẽ gây ra lạm phát cao (như 2010 tăng 9,19%, 2011 tăng 18,58%, 2012 tăng 9,21%). Lạm phát cao cũng sẽ làm vòng quay tiền tệ cao lên và nhiều vấn đề kinh tế phát sinh… Nếu cấp bù lãi suất thì lượng tín dụng sẽ rất lớn.

Yếu tố tâm lý do lạm phát cao sẽ làm cho giá vàng tăng cao (như 2009 tăng 19,16%, năm 2010 tăng 36,72%, năm 2011 tăng 39%), giá USD tăng lớn (2009 tăng 9,17%, năm 2010 tăng 7,63%, năm 2011 tăng 8,47%)

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
3,306.00 -42.00 (-1.25%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả