Cách lựa chọn những doanh nghiệp có quản trị rủi ro tốt và hiệu quả
Các chuyên gia đánh giá một doanh nghiệp hay một ngân hàng hoạt động tốt và hiệu quả thì công tác quản trị rủi ro luôn được chú trọng và với chi phí cho rủi ro thấp.
Sau những biến động mạnh, thị trường chứng khoán Việt Nam đang bước vào giai đoạn phục hồi cùng nền kinh tế vĩ mô tăng trưởng tích cực. Tuy nhiên, những rủi ro từ bên ngoài vẫn còn hiện hữu khi kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng chậm lại.
Ở chiều tích cực, nhiều ý kiến đánh giá sau những bài học từ các khủng hoảng kinh tế trước đây, các hệ thống ngân hàng cũng như doanh nghiệp đã chú trọng hơn vào việc quản trị để hạn chế tối đa các rủi ro.
Các chuyên gia đánh giá việc quản trị rủi ro trong bối cảnh hiện nay là yếu tố rất quan trọng với các doanh nghiệp. Điều đó không chỉ giúp doanh nghiệp chống chịu với các cú sốc bên ngoài, giảm thiểu tổn thất cho thị trường mà còn bảo vệ cho nhà đầu tư.
Về các thách thức của doanh nghiệp trong nước đang phải chịu, ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) cho biết thực tế Việt Nam vừa ra khỏi đại dịch và doanh nghiệp bắt đầu phục hồi. Các doanh nghiệp sẽ phải nỗ lực nhiều chưa kể những biến cố cũng như biến động trên thế giới ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế trong nước hay doanh nghiệp. Ví dụ như lạm phát, biến động đồng USD cũng như Fed tăng lãi suất. Giá cả hàng hóa tăng cao tạo ra sức ép nhất định lên lạm phát trong nước, điều này dẫn đến Chính phủ và NHNN có những biện pháp để kiểm soát lạm phát để đạt mục tiêu của Quốc hội đề ra. Đây là một loạt những chuỗi sự kiện xảy ra và có những ảnh hưởng, gây khó thêm cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, ông Hưng hi vọng các tháng cuối năm tình hình có thể tốt lên. Theo ngân hàng thế giới cũng như một số các tổ chức uy tín khác, kinh tế Việt Nam trong nửa cuối năm 2022 có thể tăng trưởng cao hơn với tỷ lệ khoảng 6,9%-7,5%.
Theo ông Trần Minh Tuấn, Phó chủ tịch Công ty Chứng khoán Smart Invest (AAS), sau khi đại dịch trôi qua nền kinh tế thế giới đã trải qua nhiều những sự kiện và Việt Nam cũng chịu sức ép từ các biến động này. Khi đại dịch trôi qua, mọi sản xuất kinh doanh đều được bình thường hóa trở lại. Tốc độ tăng trưởng tín dụng lớn so với những năm trước đó, điều này dẫn đến dòng tiền trong nền kinh tế lớn lên và nguy cơ lạm phát ở trong nội tại cũng như của thế giới tác động lên Việt Nam cũng lớn hơn nhiều. NHNN đã có những điều hành để tỷ lệ tăng trưởng tín dụng nằm trong khuôn khổ, đảm bảo được hai yếu tố ổn định vĩ mô và tăng trưởng kinh tế. Chính điều này khiến các doanh nghiệp khó khăn hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn để phát triển trong giai đoạn vừa qua.
Chương trình Phố Tài Chính ngày 15/8.
Trước những vấn đề nêu trên, vấn đề rủi ro trong quản trị doanh nghiệp ngày càng được chú trọng hơn. Ông Tuấn đánh giá rủi ro đối với doanh nghiệp thường đến từ ba yếu tố cơ bản. Yếu tố thứ nhất là rủi ro thị trường, thứ hai là rủi ro hoạt động, vận hành của doanh nghiệp và thứ ba là rủi ro tài chính. Hầu hết năng lực về vốn của các doanh nghiệp Việt Nam là khá yếu. Sau một giai đoạn sản xuất kinh doanh lõi đạt được thành công nhất định, thường các doanh nghiệp sẽ mở rộng sang hoạt động đầu tư khác nhưng nguồn vốn cơ cấu không được chặt chẽ. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất cũng như lĩnh vực bất động sản thường gặp phải vấn đề này dẫn đến mất cân đối trong hoạt động tài chính.
Trong khi đó, về phía ngân hàng khi phải đứng ở hai vai vừa cho vay vốn và vừa là doanh nghiệp niêm yết, ông Hưng đánh giá việc quản trị rủi ro là rất quan trọng. Ngân hàng có khá nhiều loại rủi ro như rủi ro tín dụng, vận hành, hệ thống công nghệ thông tin, an ninh bảo mật, rủi ro thị trường… Ngành ngân hàng thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có những chuẩn mực quản trị rủi ro nhất định mà ngân hàng phải tuân thủ. Ở Việt Nam, NHNN có quy định về Basel II và hiện nay mới có một số ngân hàng đạt được chuẩn mực này… Nhìn chung, hệ thống ngân hàng phải luôn luôn sẵn sàng để đảm bảo tính liên tục. Trong hai năm đại dịch vừa qua, chưa bao giờ đặt ra một mức độ khắc nhiệt như vậy nhưng ngân hàng vẫn vượt qua được. Du vậy, hai năm này cũng là thời điểm thăng hoa của ngành ngân hàng nói chung.
Đồng ý với quan điểm của Tổng giám đốc TPBank, ông Tuấn cho rằng giai đoạn đại dịch là cú hích cho cả tổ chức kinh doanh lần nhà đầu tư tham gia thị trường tiếp cận, làm quen với kênh số.
Trước những áp lực từ kinh tế toàn cầu, việc mở thêm “van” tín dụng khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp cũng sẽ được NHNN cân nhắc kỹ lưỡng. Về câu hỏi đặt ra là việc quản trị rủi ro của ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc được cấp thêm tín dụng, ông Hưng cho biết năm nay tăng trưởng nhanh đã khiến các ngân hàng hết “room”. Bên cạnh đó, kênh trái phiếu sau một số sự cố đầu năm hiện đang bị đình đốn. Hiện nay, tất cả mọi nguồn vốn dồn vào kênh tín dụng.
Theo ông Hưng, NHNN có các tiêu chí để phân bổ “room” tín dụng. Thứ nhất là hệ thống chấm điểm xếp hạng của NHNN. Thứ hai sẽ liên quan đến câu chuyện ngân hàng sử dụng “room” tín dụng đúng với định hướng hay không. Cùng với đó là các vấn đề liên quan đến hỗ trợ cho việc lành mạnh, ổn định hệ thống tín dụng nói chung.
Theo chuyên gia đến từ AAS, công tác tiếp cận vốn trung và dài hạn thông qua kênh chứng khoán từ cổ phiếu phát hành thêm cho đến trái phiếu đã bị hạn chế và kém đi nhiều. Điều này dẫn đến nhu cầu vốn dổ đồn lên kênh tín dụng của các ngân hàng.
Về các giải pháp vĩ mô hỗ trợ cho các doanh nghiệp phục hồi mạnh mẽ sau dịch cũng như chống chọi những thách thức đến từ bên ngoài. Tổng giám đốc TPBank cho biết các cơ quan quản lý sẽ ngày càng kiểm soát thị trường tốt hơn và các quy định sẽ chặt chẽ hơn, cùng với đó, các chuẩn mực quốc tế đang dần được áp dụng và Việt Nam. Sắp tới theo lộ trình, Bộ Tài chính yếu cầu các doanh nghiệp niêm yết phải thực hiện theo chuẩn mực tài chính IFRS 9 vào năm 2025.
Đối với hoạt động trên thị trường chứng khoán, chuyên gia đến từ AAS đánh giá năm 2022 có nhiều biến động liên quan đến vấn đề minh bạch hóa, những điều khoản luật dự kiến được sửa đổi để làm cho thị trường chặt chẽ hơn.
Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên cho nhà đầu tư để lược chọn những doanh nghiệp có quản trị rủi ro tốt và hiệu quả. Trong đó, ông Hưng cho rằng nên nhìn vào tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu thấp nghĩa là ngân hàng quản trị rủi ro tốt. Điểm thứ hai đó là tỷ lệ quỹ dự phòng các ngân hàng đã trích để đảm bảo nếu sau này xảy ra nợ xấu thì quỹ đó có thể bù đắp. Ngoài ra còn có những đánh giá xếp hạng từ các tổ chức quốc tế, tổ chức trong nước…
Còn theo quan điểm của ông Tuấn, các doanh nghiệp hoạt động càng lâu trên thị trường sẽ càng chứng tỏ sự phát triển bền vững hơn. Bên cạnh đó, trong suốt quá trình hoạt động, các thông tin về doanh nghiệp phải hết sức minh bạch. Ngoài ra, đánh giá của các tổ chức uy tín cũng là một trong nước yếu tố nhà đầu tư cần tham khảo.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận