Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu (Phần 1)
Giá cổ phiếu luôn tuân theo quy luật cung – cầu, trong ngắn hạn giá cổ phiếu chịu tác động bởi thị trường chung và tâm lý đám đông, còn dài hạn thì yếu tố tăng trưởng của doanh nghiệp ảnh hưởng nhiều hơn. Các rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu trong ngắn hạn và trung hạn, có thể kể tới là:
1. Ban lãnh đạo hoặc cổ đông lớn mua/ bán cổ phiếu.
– Động thái mua bán từ những cổ đông nội bộ (HĐQT, Ban kiểm soát, Ban giám đốc, Kế toán trưởng …) sẽ ảnh hưởng ngay tới biến động giá cổ phiếu. Ban lãnh đạo là người nắm rõ nhất thực trạng và tình hình kinh doanh, triển vọng của doanh nghiệp, vì vậy những hành động của họ thường là đi trước với đám đông trên thị trường. Ban lãnh đạo bao gồm: PGD – GĐ – thành viên HĐQT – chủ tịch HĐQT.
– Ba dấu hiệu tác động tích cực lên giá cổ phiếu:
+ Cổ đông nội bộ hoặc doanh nghiệp đăng ký mua cổ phiếu số lượng lớn.
+ Người thân Ban lãnh đạo mua cổ phiếu số lượng lớn.
+ Quỹ đầu tư (cổ đông lớn) đăng ký mua số lượng lớn.
– Đặc biệt khi doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ là dấu hiệu rất tốt, bởi vì khi đó số lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường sẽ giảm đi, các chỉ số tài chính sẽ đẹp hơn, ngoài ra đây là tín hiệu dự báo công ty sẽ hoạt động tốt lên trong tương lai và giá cổ phiểu sẽ tăng lên.
2. Ban lãnh đạo thay đổi nhân sự chủ chốt.
– Thông thường mỗi thay đổi lớn thường kèm theo biến động lớn, yếu tố ban lãnh đạo vô cùng quan trọng khi đánh giá doanh nghiệp. Người lãnh đạo cần tâm huyết, minh bạch, chiến lược kinh doanh sắc bén, tập trung phát triển công ty. Còn nếu lãnh đạo chỉ quan tâm tới làm giá cổ phiếu thì nên tránh xa.
– Nếu chủ tịch đuổi việc giám đốc vì giám đốc thiếu minh bạch gây tổn hại cho công ty thì công ty sẽ tốt lên và doanh thu sẽ tăng lên trong tương lai => Giá cổ phiếu cũng sẽ tăng. Tuy nhiên, nếu lúc đuổi việc mà công ty đã suy thoái quá đà thì cần xem xét vì khó cứu vãn được trong ngắn hạn.
3. Doanh nghiệp đi thâu tóm hoặc sát nhập.
– Các vụ thâu tóm doanh nghiệp thì giá cổ phiếu thường sẽ tăng lên và nên đầu tư. Khi thâu tóm được thông báo thì giá cổ phiếu cả hai bên sẽ biến động mạnh.
– M & A (Mergers and Acquisitions): là việc mua bán và sáp nhập các doanh nghiệp trên thị trường. Những thương vụ M&A đều nhằm mục đích tham gia, quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp bị sáp nhập hay mua lại chứ không đơn thuần là sở hữu cổ phần. M&A thường đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp: mở rộng thị phần, đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn, giảm số lượng nhân viên cần thiết, giảm những chi phí phát sinh không cần thiết, tận dụng công nghệ được chuyển giao,…Tiến trình sẽ được thực hiện như sau:
Một thương vụ mua lại thường được bắt đầu bằng đề xuất của Ban giám đốc với Hội đồng quản trị về việc này.
Nếu thuận, hai ban giám đốc sẽ tiến hành thỏa thuận với nhau để M&A mang lại lợi ích lớn nhất có thể cho cả hai bên. Ngược lại, nếu như tính “hữu hảo” không tồn tại – khi mà đối tượng bị mua lại không muốn, thậm chí thực hiện các kỹ thuật tài chính để chống lại, thì nó hoàn toàn mang hình ảnh của một thương vụ mua lại.
Như vậy, để “điểm mặt chỉ tên” một thương vụ chính xác là sáp nhập hay mua lại, cần phải xem đến tính chất hợp tác hay thù địch giữa hai bên. Nói cách khác, nó chính là cách ban giám đốc, người lao động và cổ đông của công ty bị mua lại nhận thức về mỗi thương vụ.
*** Phân tích quá trình M&A của Doanh nghiệp A muốn thâu tóm Doanh nghiệp B:
– Theo quy định: Doanh nghiệp A sẽ phải mua trên 50% cổ phần của doanh nghiệp B và sẽ xảy ra 2 trường hợp:
TH1: Mua bán thân thiện được ủng hộ từ HĐQT (Friend takeover).
TH2: Thù địch không được ủng hộ từ HĐQT (Hostile takeover).
– Khi cần mua cổ phần của doanh nghiệp B thì doanh nghiệp A phải kêu gọi cổ đông bán lại cổ phần cho mình và ra thông báo thông tin ra công chúng về: Thời hạn mua, Số lượng cổ phiếu và Giá mua cổ phiếu. (Vì theo quy định, muốn mua >5% cổ phiếu mà không thông qua sàn thì phải công khai thông tin giao dịch).
– Khi đó giá cổ phiếu của doanh nghiệp B sẽ tăng lên vì:
Bên thâu tóm sẽ trả giá cao hơn để mua bằng được.
Doanh nghiệp B mua lại cổ phiếu quỹ, hoặc ban lãnh đạo đăng ký mua vào, hoặc công ty sẽ trả cổ tức hấp dẫn để hạn chế cổ đông bán ra. Mục đích là tìm cách không cho doanh nghiệp A mua được cổ phiếu.
– Khi đó cổ phiếu của doanh nghiệp A có thể sẽ phát sinh giảm giá vì:
+ Mất cân đối tài chính vì phải bỏ ra khoản tiền lớn để thâu tóm.
+ Xao lãng việc kinh doanh vì bị phân tán nguồn lực của hoạt động kinh doanh cốt lõi.
+ Rủi ro xung đột giữa hai ban lãnh đạo vì khác biệt văn hoá, ý tưởng và thái độ.
+ Tiêu tốn nhiều thời gian vì có nhiều thương vụ M&A phải mất 2 đến 3 năm mới có hiệu quả thực sự.
4. Doanh nghiệp phát hành tăng vốn hoặc bán ưu đãi cho đối tác chiến lược.
– Các doanh nghiệp niêm yết thường tăng vốn bằng các hình thức: Trả cổ tức bằng cổ phiếu, trả tiền thưởng bằng cổ phiếu hay phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, hoặc cho đối tác chiến lược với giá ưu đãi.
Phát hành cổ phiếu mới không thu tiền, thường xảy ra một trong các trường hợp sau: Phát hành cổ phiếu mới do chuyển một phần lợi nhuận để lại hoặc phần dự trữ vào vốn góp. Việc này được thực hiện thông qua phương thức trả tiền thưởng bằng cổ phiếu phân chia cho cổ đông hiện hữu theo tỉ lệ số cổ phiếu mà nhà đầu tư hiện có, đây được gọi là trả cổ tức bằng cổ phiếu. Theo cách này, vốn chủ sở hữu của công ty không bị ảnh hưởng mà chỉ làm thay đổi cơ cấu vốn và tăng số lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty.
Phát hành cổ phiếu mới có thu tiền: Trong quá trình hoạt động, công ty cần thêm vốn để đầu tư phục vụ chiến lược kinh doanh dài hạn, công ty có thể lựa chọn phương thức huy động vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu mới. Việc phát hành này thông thường dành quyền mua cho cổ đông chiến lược, cán bộ công nhân viên, cho cổ đông hiện hữu với giá bán ưu đãi thấp hơp giá thị trường, có thể bằng mệnh giá nhưng với một tỉ lệ thích hợp. Trường hợp này, vốn chủ sở hữu công ty thay đổi khá lớn. Một trường hợp nữa là chào bán cổ phiếu ra công chúng hay thông qua đấu giá, các nhà đầu tư mới và cổ động hiện hữu có quyền như nhau.
– Phản ứng giá cổ phiếu khi có thông tin phát hành tăng vốn là: thông thường giá cổ phiếu thường giảm trước ngày giao dịch không hưởng quyền, trừ trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động rất tốt, số lượng cổ phiếu lưu hành quá thấp và nhiều cá nhân tổ chức muốn sở hữu. Nguyên nhân giá cổ phiếu giảm là do:
Lo ngại nguồn vốn mới hoạt động không hiệu quả, sẽ làm giá cổ phiếu giảm.
Nhà đầu tư nếu thực hiện quyền sẽ phải mất thời gian chờ đợi cổ phiếu trả về tài khoản mới có thể giao dịch, vì vậy nhiều nhà đầu tư sẽ bán trước để không bị giam vốn.
Số lượng cổ phiếu lưu hành tăng lên, làm xấu các chỉ số tài chính, đặc biệt nếu doanh nghiệp bán cho đối tác chiến lược với giá rẻ sẽ làm giảm quyền lợi của những cổ đông hiện hữu.
5. Doanh nghiệp bán tài sản
– Doanh nghiệp bán tài sản (nhà, cổ phiếu …) sẽ thu tiền về và được tính là lợi nhuận tài chính hoặc lợi nhuận khác. Vì vậy khi bán tài sản thì lợi nhuận sau thuế sẽ tăng => EPS tăng => Giá cổ phiếu tăng theo. Tuy nhiên lợi nhuận này không bền vững và khó có lần sau vì vậy chỉ nên mua trong ngắn hạn.
6. Doanh nghiệp có sản phầm mới đột phá hoặc mở rộng lĩnh vực kinh doanh
– Khi một công ty tung ra sản phẩm mới nghĩa là:
+ Giới thiệu sản phẩm mới hoặc dịch vụ mới lạ độc đáo.
+ Cải thiện sản phẩm cũ.
+ Khởi động những dự án mới.
+ Đưa sản phẩm thâm nhập vào thị trường mới, tìm được những khách hàng mới (xuất khẩu).
– Công ty tung ra sản phẩm và dịch vụ mới => Tạo sức hút và chiếm thị trường => Doanh số bán hàng tăng => Doanh thu và lợi nhuận kỳ vọng tăng => Giá cổ phiếu tăng => Đối thủ sẽ bắt trước => Doanh số bán hàng giảm => Giá cổ phiếu giảm. Vậy khi công ty ra sản phẩm mới thì giá CP sẽ tăng trong một thời gian trước khi bị đối thủ làm ảnh hưởng.
– Khi một công ty mở rộng lĩnh vực kinh doanh mới => thị phần và doanh thu sẽ tăng lên => thương hiệu công ty cũng lớn hơn => kỳ vọng tăng lợi nhuận => giá cổ phiếu tăng.
[ Còn nữa ] - Theo dõi để đọc tiếp phần 2 và 3, chia sẻ chi tiết dành cho người mới
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận