menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Lê Thành Pro

Các nguồn lấy thông tin doanh nghiệp

Bài viết dành cho những nhà đầu tư F0 đang thiếu kinh nghiệm.

Tại sao phân tích kỹ thuật lại phổ biến hơn phân tích cơ bản? Quả thực thì lý do phân tích cơ bản khó hơn so với phân tích kỹ thuật là đúng, nhưng không phải là tất cả. Một lý do khác khiến nhiều nhà đầu tư lựa chọn đi theo TA hơn là FA bởi vì phân tích cơ bản rất cực - hay nói cách khác là mất rất nhiều thời gian. Có ai đó đã từng nói với mình rằng: “việc bạn hiểu doanh nghiệp đến đâu sẽ tỷ lệ thuận với xác suất thành công trong 1 case đầu tư của bạn”. Việc tìm hiểu tường tận một doanh nghiệp có thể ngốn của bạn nhiều thời gian, nhưng bù lại khi hiểu về doanh nghiệp có thể đem lại cho bạn giấc ngủ ngon trong đầu tư, mặc cho những biến động trong ngắn hạn.

Nhiều người lầm tưởng phân tích cơ bản là đọc báo cáo tài chính. Theo mình báo cáo tài chính chỉ chiếm khoảng 30% thông tin để chúng ta hiểu doanh nghiệp, 70% lượng thông tin còn lại là những thông tin ngoài lề không nằm trên báo cáo tài chính. (Mình thấy rất nhiều người đổ xô các khóa học đọc báo cáo tài chính nhưng việc tìm hiểu các thông tin ngoài lề của doanh nghiệp lại bỏ qua !!). Và may mắn rằng, dành cho những nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm đọc báo cáo tài chính: so với việc đọc hiểu chi tiết một báo cáo tài chính thì việc tìm hiểu các thông tin khác về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lại đơn giản hơn gấp nhiều nhất lần. Mặc dù sẽ mất khá nhiều thời gian hưng tin mình đi, trong đầu tư không ăn nhau ở chỗ ai thông minh hơn ai đâu, quan trọng nhất là ai cần cù hơn ai thôi. Đối với những doanh nghiệp làm tốt mảng IR (quan hệ nhà đầu tư) thì mình tin rằng khi tìm hiểu những nguồn thông tin dưới đây, bạn có thể mường tượng được ít nhất 70% bức tranh về doanh nghiệp mà bạn đang quan tâm.

1. Bản cáo bạch và báo cáo thường niên.

Theo mình đây là hai tài liệu cần phải đọc đầu tiên để tìm hiểu doanh nghiệp. Các bác vào phần quan hệ cổ đông của website doanh nghiệp để lấy những tài liệu này. Bản cáo bạch là tài liệu mô tả cực kỳ chi tiết về doanh nghiệp, từ cơ cấu cổ đông, lịch sử hình thành và phát triển, kế hoạch tương lai, bức tranh của ngành... Tuy nhiên bản cáo bạch không phải bao giờ cũng có để chúng ta đọc, chỉ những khi doanh nghiệp phát hành cổ phần ra công chúng hoặc niêm yết lần đầu thì mới cung cấp tài liệu này đến tay nhà đầu tư. Đối với báo cáo thường niên, định kỳ mỗi năm một lần doanh nghiệp sẽ phát hành tài liệu này vào khoảng tháng 4. Nội dung chủ yếu diễn giải những gì đã làm được trong năm qua và kế hoạch kinh doanh trong năm tới. Khi tìm hiểu về một doanh nghiệp, mình thường “cày” hết báo cáo thường niên của các năm để hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp.

2. Báo cáo tài chính

Phần thuyết minh của báo cáo tài chính chứa rất nhiều thông tin quan trọng về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như cơ cấu doanh thu theo bộ phận (đối với những doanh nghiệp đa ngành), theo khu vực địa lý (đối với những doanh nghiệp đa quốc gia), cơ cấu giá vốn, lợi nhuận, chi phí, tài sản, tình hình các khoản đầu tư, vân vân và mây mây… Và quan trọng hơn so với hai tài liệu trên thì báo cáo tài chính được cập nhật hàng quý, giúp chúng ta nắm được kịp thời về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính thể hiện “kết quả” của “những sự việc đã xảy ra” đối với doanh nghiệp. Vì vậy, như mình nói ở phần đầu thì báo cáo tài chính chỉ đóng góp 1 phần – chứ không phải toàn bộ thông tin giúp chúng ta nhận định về tương lai của doanh nghiệp. Một vai trò cực kỳ quan trọng khác của báo cáo tài chính là có thể giúp chúng ta “nhìn” ra được doanh nghiệp thuộc loại gì, tốt hay là “lởm”.

3. Bản tin IR

Có hơn 1700 doanh nghiệp trên ba sàn nhưng mình thấy số lượng doanh nghiệp công bố thông tin qua bản tin IR chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bản tin IR lại là một level cao hơn nữa báo cáo tài chính về tốc độ cập nhật khi thường được doanh nghiệp công bố hàng tháng tại phần quan hệ cổ đông trên website doanh nghiệp. Nội dung chính thì cũng là xoay quanh về các hoạt động kinh doanh hiện tại, kế hoạch trong ngắn hạn. Các ông như MWG, HPG, FPT,PNJ… sắp đến ngày công bố bản tin IR mà giá tăng ầm ầm thì tin mình đi, đảm báo kết quả kinh doanh được công bố trong bản tin IR cực kỳ ngon. Khổ nỗi phận nhỏ lẽ lại là những người biết được thông tin sau cùng. Nhưng không sao, méo mó có hơn không.

4. Báo cáo phân tích ngành và báo cáo phân tích doanh nghiệp

Đây là nguồn thông tin không những free và lại còn “ngon” và “bổ” nữa. Báo cáo phân tích có thể có đầy những thông tin trên trời dưới bể, từ trong nước, ngoài nước, ngành, doanh nghiệp… và có những thông tin mà chúng ta “không biết lấy từ đầu” nhờ mối quan hệ của công ty chứng khoán với doanh nghiệp. Đương nhiên tất cả những thông tin từ báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán là vô cùng quan trọng. Đối với những báo cáo phân tích doanh nghiệp lần đầu thì cực kỳ tuyệt vời. Chúng ta không cần phải nhọc công phân tích và tìm hiểu về doanh nghiệp nữa, bộ phận phân tích của các công ty chứng khoán sẽ thay chúng ta làm điều này và truyền đạt những thông tin này theo cách dễ hiểu nhất. Các công ty chứng khoán public báo cáo phân tích free mà không cần phải mở tài khoản là FPTS, BVSC, KIS, ACBS, MBS, PHS, KBSV, DAS, DNSE, VNCS, Mirae Asset, EVS, CTS, ASC, SBSC…

5. Analyst meeting + đại hội cổ đông

Cơ hội được tiếp xúc với ban lãnh đạo của doanh nghiệp, nghe họ chia sẻ về đứa con cưng của mình. Thậm chí là được nghe họ giải đáp các khúc mắc của bạn về doanh nghiệp. Đại hộ cổ đông thường được tổ chức vào tháng 4 – tháng 6 hàng năm. Trong khi đó analyst meeting thì chỉ những doanh nghiệp nào phát triển bộ phận quan hệ nhà đầu tư thì lâu lâu mới mới tổ chức một lần.

6. Phone call + email

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào chưa về doanh nghiệp chưa được giải quyết qua các nguồn thông tin trên thì cứ liên hệ trực tiếp đến doanh nghiệp để hỏi thôi.

Ngoài ra, chắc chắn rằng song song quá trình tìm hiểu doanh nghiệp thì 1 việc không thể thiếu là tìm hiểu về ngành. Cái này phụ thuộc nhiều vào khả năng google search của bạn. Một số nguồn thông tin hữu ích về ngành có thể lấy được từ các đơn vị trực thuộc nhà nước như tổng cục thống kê, tổng cục hải quan, bộ công thương… Ngoài ra, thông thường mỗi ngành sẽ có một hiệp hội riêng, các bác cũng có thể lấy thông tin về ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động tại các trang hiệp hội này. Bên cạnh các công ty chứng khoán thì cũng có nhiều đơn vị khác cung cấp sản phẩm báo cáo phân tích ngành (thường là sẽ mất phí) như Vietdata, Vietnam Report, World Bank, Nielsen, Savills…

Ps 1: các nguồn 1,2,4 được cung cấp tận răng cho các bác ở Wichart.com, chẳng mất công tìm kiếm làm gì. Đặc biệt, nguồn báo cáo phân tích của Wichart còn được cập nhật từ 7749 công ty chứng khoán trên thị trường nữa, các bác tha hồ mà đọc.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Lê Thành Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

17 Yêu thích
3 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại