Các chiêu trò lừa đảo tinh quái
Theo lãnh đạo Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, các đối tượng người nước ngoài tuyển dụng nhân viên qua 5 hình thức. Cụ thể, các đối tượng người nước ngoài thuê các nhóm người Việt Nam chuyên hoạt động môi giới, buôn người sang Campuchia. Các đối tượng này thông qua các hội nhóm, đăng bài trên các mạng xã hội, các trang tìm kiếm việc làm đưa ra các mức lương, đãi ngộ hấp dẫn để thu hút người lao động.
Bộ mặt thật của các "ông chủ"
Theo lãnh đạo Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, các đối tượng người nước ngoài tuyển dụng nhân viên qua 5 hình thức. Cụ thể, các đối tượng người nước ngoài thuê các nhóm người Việt Nam chuyên hoạt động môi giới, buôn người sang Campuchia. Các đối tượng này thông qua các hội nhóm, đăng bài trên các mạng xã hội, các trang tìm kiếm việc làm đưa ra các mức lương, đãi ngộ hấp dẫn để thu hút người lao động.
Sau khi tìm được người đồng ý làm việc, các đối tượng bỏ tiền mua vé máy bay để tập hợp người tại TP Hồ Chí Minh, làm hộ chiếu (nếu được), thuê xe ôtô cho những người đó sang đến văn phòng của các đối tượng Trung Quốc. Số tiền chi phí này là số nợ đầu tiên mà người lao động phải chịu và được ghi vào hợp đồng lao động mà họ ký với các đối tượng Trung Quốc (thường từ 500-1.500 USD). Số nợ sẽ tăng dần do các quy định thưởng, phạt, ép doanh số nhưng không đạt chỉ tiêu... khi họ làm việc cho các đối tượng Trung Quốc. Người lao động sẽ bị thu giữ toàn bộ giấy tờ cá nhân để tránh bỏ trốn.
Đầu năm 2023, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Hải Dương điều tra, làm rõ đường dây "Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài"; đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam với 2 đối tượng là Nguyễn Văn Nguyên (SN 1990, trú tại TP Chí Linh, Hải Dương) và Hoàng Thế Anh (SN 1996, trú tại huyện Thanh Miện, Hải Dương) về hành vi phạm tội trên. Lời khai của các đối tượng bị bắt giữ đã vạch trần thủ đoạn tinh vi của các đối tượng cầm đầu.
Trong thời gian mở quán cầm đồ tại phường Bình Hưng Hoà, quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh (cuối năm 2021), Thế Anh quen biết một người đàn ông làm việc tại sòng bài cho công ty của một người Trung Quốc. Qua trao đổi, người này nói với Thế Anh nếu ai có nhu cầu sang Campuchia làm việc thì trao đổi với anh ta, công việc là làm về game cho các công ty của người Trung Quốc ở bên Campuchia; mức lương từ 800 đến 1.000 USD/ tháng; được bao ăn, ở; việc đi sang Campuchia không cần dùng hộ chiếu hay giấy tờ tuỳ thân gì mà đi theo đường biển.
Đối tượng cho biết, nếu việc đưa người trót lọt, anh ta được hưởng 30 triệu đồng/ người, sẽ trích lại, trả cho Thế Anh 3 triệu đồng/ người. Vì hám lời, Thế Anh đồng ý và đã trao đổi thông tin trên cho bạn bè, trong số đó có Nguyên… Sau đó, tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép.
Trong số các trường hợp xuất cảnh trái phép có anh N.Đ.S, trú tại tỉnh Hải Dương, 1 trong 7 người xuất cảnh trái phép, lao động bất hợp pháp tại Campuchia được giải cứu về nước. Mỗi ngày, anh S và những người có mặt phải làm 15-18 tiếng nhưng chỉ được trả lương 200USD/tháng và thường xuyên bị đánh đập. Thấy công việc không đúng như lời giới thiệu ban đầu nên anh S đã tìm cách liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia xin được giải cứu về Việt Nam. Ngày 15/9/2022, S được Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia đưa về nước bằng đường bộ qua cửa khẩu Hà Tiên, Kiên Giang.
Một số đối tượng ép nhân viên trong công ty tìm mọi cách lừa tuyển người sang làm việc cho chúng (người thân, bạn bè quen biết hoặc đăng bài tuyển dụng qua internet). Các đối tượng Trung Quốc trả 300 USD hoặc cao hơn khi nhân viên tuyển được 1 người sang làm việc, ngược lại nếu không tuyển được sẽ bị phạt. Nhiều người vì hám lợi đã lừa thêm rất nhiều người khác sang Campuchia làm việc.
Mới đây, từ vụ việc phát hiện 2 nhóm đối tượng 8 người đang có hành vi xuất cảnh trái phép qua Campuchia, Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã làm rõ đường dây đưa người xuất cảnh trái phép sang Campuchia. Vụ án sau đó đã được chuyển cho Công an tỉnh Long An tiếp tục điều tra, thụ lý theo thẩm quyền.
Trước đó, tại khu vực bãi xe thuốc ấp 4, xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, tổ tuần tra của Đồn Biên phòng Cửa khẩu Mỹ Quý Tây phát hiện và ngăn chặn kịp thời 4 đối tượng, gồm Dương Bảo Ngọc (SN 1973), quê tỉnh Đắk Lắk; Hoàng Đức Dũng (SN 1990), quê tỉnh Đắk Nông; Trần Phi Hữu (SN 2005), quê tỉnh Tiền Giang và Lê Thị Thuỳ Linh (SN 2003), quê tỉnh Trà Vinh đang tìm cách xuất cảnh trái phép qua biên giới sang Campuchia.
Khi công tác xác minh đang được tiến hành thì một tổ công tác khác của Đồn Biên phòng Cửa khẩu Mỹ Quý Tây tiếp tục phát hiện thêm 4 đối tượng có dấu hiệu đang tìm cách xuất cảnh trái phép qua biên giới. Các đối tượng được xác định tên là Lê Hoàng Khanh (SN 2000); Lê Quốc Tính (SN 2005); Đặng Thị Thanh Diệu (SN 1985), cùng quê tỉnh Tiền Giang và Nguyễn Viết Thắng (Sn 1975), quê tỉnh Đắk Lắk.
Các trường hợp trên khai nhận sang Campuchia để làm việc theo lời giới thiệu của người quen. Sau đó, đi đến biên giới để được Dương Bảo Ngọc đưa đi xuất cảnh trái phép qua Campuchia làm việc cho công ty game của người Trung Quốc. Qua khai thác, đối tượng Dương Bảo Ngọc cho biết, anh ta nhận chỉ tiêu đưa người sang làm việc cho một công ty game ở bên Campuchia. Nếu 1 tháng tuyển dụng và đưa được 3 người vào làm việc cho công ty này thì sẽ đủ chỉ tiêu và được nhận 800 USD/1 tháng.
Một số đối tượng mua lại nhân viên từ các công ty Trung Quốc trong cùng đặc khu. Các nhóm người Trung Quốc sẽ thanh loại những người không đồng ý thực hiện hành vi lừa đảo, hoặc hoạt động không hiệu quả bằng cách bán những người này cho các nhóm Trung Quốc khác (trong cùng đặc khu hoặc sang các đặc khu khác), hoặc cho các nhóm buôn người (chủ yếu các nhóm buôn người là người Việt Nam) với giá cao hơn so với số nợ mà người này đang nợ chúng theo hợp đồng. Muốn thoát khỏi cảnh nợ nần, họ phải nhờ gia đình gửi tiền chuộc cho chúng mới được thả.
Có những người bị bán qua bán lại hơn 10 công ty, nhiều người bị bán xuống đặc khu kinh tế Sihanouk giáp biên giới Thái Lan để lao động khổ sai, thậm chí bị ép bán nội tạng. Những người làm tốt, đạt doanh số, vì tiền thưởng mà hỗ trợ đắc lực thì được cho làm tổ trưởng, quản lý hoặc tham gia sâu hơn vào các hoạt động của chúng.
Những chiêu lừa của… nạn nhân
Một nhóm đối tượng Trung Quốc thường quản lý từ 100 đến 250 nhân viên làm việc thường xuyên. Chúng chia nhân viên thành các tổ từ 8-10 người, giao cho 1 tổ trưởng quản lý, ép chỉ tiêu doanh số cho cả nhóm (từ 50-300 triệu đồng/1 ngày), vượt doanh số sẽ có thưởng, ngược lại không đạt doanh số sẽ bị phạt tiền, thậm chí đánh đập, dọa giết.
Mỗi người khi mới vào làm sẽ được các tổ trưởng hướng dẫn trực tiếp và cho các tài liệu có sẵn như kịch bản, câu trả lời, lời thoại để trả lời với khách hàng (người bị lừa), một máy tính để bàn có kết nối riêng wifi được phát từ sim 4G Campuchia. Thời gian làm việc hàng ngày của các công ty Trung Quốc bắt đầu từ 10h đến 23h. Trong khoảng thời gian làm việc, cửa phòng được khoá chặt với cửa kính cường lực và có bảo vệ riêng nghiêm ngặt. Những người này sẽ phải thực hiện các hoạt động lừa đảo.
Các công ty Trung Quốc chủ yếu tổ chức các hoạt động lừa đảo dưới hình thức tuyển cộng tác viên bán hàng Shopee, Lazada, Tiki. Các đối tượng chạy quảng cáo với nội dung "tuyển cộng tác viên mua bán hàng trên các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki, Tiktok, Youtube…". Với mỗi lần mua hàng, người mua được hoàn tiền, cộng thêm hoa hồng từ 12 - 25% giá trị đơn hàng. Người mua tin tưởng làm theo sẽ được hướng dẫn vào đường link sản phẩm thật trên các sàn thương mại điện tử, như: Sendo, Shopee, Lazada.
Sau khi người mua tạo đơn và thanh toán, các đối tượng hoàn tiền kèm hoa hồng. Đối với những đơn hàng giá trị nhỏ ban đầu, bị hại được thanh toán đầy đủ, nhanh chóng kèm hoa hồng như đã hứa, nhằm tạo lòng tin và đánh vào lòng tham. Tiếp đó, người mua đặt đơn hàng lớn hơn, số tiền thanh toán nhiều hơn, các đối tượng lừa đảo đưa ra nhiều lý do, như: sai cú pháp soạn tin, lỗi hệ thống, để dụ nạn nhân chuyển khoản thêm tiền; đồng thời, đe dọa nếu không thực hiện theo sẽ bị mất toàn bộ tiền. Bị hại với tâm lý muốn nhận lại tiền, lại tin vào lời hứa hoa hồng nên liên tục chuyển tiền cho đối tượng cho đến khi không còn khả năng chi trả thì bị chặn liên lạc. Nhóm bị hại được nhắm tới chủ yếu là học sinh, sinh viên, phụ nữ nội trợ có nhiều thời gian rảnh rỗi muốn kiếm thêm việc làm tại nhà phụ giúp gia đình.
Ngoài ra, các đối tượng còn lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức kêu gọi đầu tư chứng khoán, forex, tiền ảo vào các sàn giao dịch Binary Options giả mạo do chúng lập ra. Các đối tượng sử dụng nhiều tài khoản của các ứng dụng có tính năng hẹn hò, như: Facebook, Tinder, Badoo, Dating, Zalo... với thông tin giả, thường vào vai những người thành đạt, giàu có để làm quen, nhắn tin yêu đương, hẹn hò.
Sau khi thân thiết tạo được lòng tin, các đối tượng dụ dỗ khách hàng tham gia vào các hội nhóm do chúng tạo ra, với kịch bản dàn dựng sẵn, tung hứng về lãi suất khủng hàng ngày với số vốn ban đầu ít, các bị hại tham gia chơi với số tiền nạp và rút tăng dần. Sau vài lần nạp rút thành công có lãi, người chơi bắt đầu tham gia với số tiền lớn, các đối tượng liền điều chỉnh cho tài khoản người chơi bị thua lỗ hoặc không thể rút tiền, sau đó liên tục yêu cầu người chơi nạp thêm để rút được tiền, cho đến khi không còn khả năng thì các đối tượng cắt liên lạc với bị hại.
Các nhóm người Trung Quốc thuê nhà tại các đặc khu kinh tế... do các công ty kinh doanh Casino Trung Quốc xây dựng tại Bavet (thuộc tỉnh Svay Rieng, giáp Tây Ninh, Long An), Koh Thum (tỉnh Kan Dal, giáp An Giang) cách biên giới Việt Nam chỉ 2-5km để thuận tiện cho việc tuyển lựa, đưa người Việt Nam sang làm việc và né tránh sự quản lý của lực lượng Cảnh sát Campuchia.
Đây là các khu được xây dựng biệt lập, có hàng rào thép gai, chỉ có 1 cổng ra vào, có bảo vệ canh gác nghiêm ngặt 24/24h. Mỗi khu có khoảng 16-32 dãy nhà, mỗi dãy có ít nhất 48 căn, mỗi căn có 3 đến 6 tầng và một khu trung tâm để hoạt động Casino offline, ăn uống, mua sắm, massage, mại dâm... Các nhóm lừa đảo thuê lại các dãy nhà của các công ty kinh doanh dịch vụ Casino để hoạt động với mô hình quản lý tương tự nhau: tầng 1 cho nhân viên ở, mỗi phòng 7-8 người, tầng 3 trở lên làm văn phòng chính, tầng 2 là nơi ở của các đối tượng Trung Quốc, các trưởng nhóm, thông dịch viên và các đối tượng người Việt Nam là tay sai đắc lực; các dãy nhà đều có nhiều camera và bảo vệ riêng để kiểm soát. Vì thế, việc trốn thoát và giải cứu gặp không ít khó khăn.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận