24HMONEY đã kiểm duyệt
17/08/2022
Breakout trong chứng khoán là gì?
Breakout là gì?
Breakout dịch theo nghĩa đen là đột phá. Trong chứng khoán, breakout dùng khi giá chứng khoán vượt qua một mức xác định, thường là khi đường hỗ trợ và đường kháng cự bị phá vỡ.
Breakout là hiện tượng giá tăng đột biến vượt qua khỏi vùng đỉnh kháng cự hoặc giảm xuống phá vỡ vùng hỗ trợ. Trong đó, vùng kháng cự chính là đường thẳng nối các đỉnh, trong khi vùng hỗ trợ là đường thẳng đi qua đáy.
Những loại breakout trong chứng khoán
Khi xảy ra hiện tượng breakout, thị trường có sự đột biến, giá tăng hoặc giảm nếu sự phá vỡ xảy ra. Mục tiêu của nhà đầu tư lúc này là đặt lệnh ngay tại điểm breakout:
- Trường hợp giá đột phá khỏi vùng kháng cự, nhà đầu tư có xu hướng mua.
- Nếu giá đột phá khỏi vùng hỗ trợ, nhà đầu tư thường bán ra.
+ Breakout thật: khi giá đi theo đúng kỳ vọng, trở thành cơ hội tốt để đầu tư kiếm lời.
+ Breakout giả: Giá chỉ đột ngột phá vỡ ở mức kháng cự hoặc hỗ trợ, sau đó không tiếp tục đi theo hướng breakout nữa.
Dấu hiệu nhận biết breakout trong đầu tư chứng khoán
Khi sử dụng breakout rất nhiều nhà đầu tư gặp phải trường hợp giả. Vậy dấu hiệu để nhận biết breakout trong chứng khoán là gì?
Sau đây là những dấu hiệu mà bạn có thể sử dụng:
- Dựa trên giá đóng cửa và ngưỡng lọc: Giá đóng cửa biểu diễn mức giá cuối cùng mà bên mua và bên bán khớp lệnh. Ngưỡng lọc chính là mức độ xuyên qua kháng cự hoặc hỗ trợ theo chiều điểm phá vỡ mà giá sẽ đạt được. Dựa vào ngưỡng lọc của điểm phá vỡ sẽ kết hợp với giá đóng cửa, nhà đầu tư tăng độ chính xác khi muốn xác định một điểm breakout thật.
- Dựa vào mức thanh khoản: Nếu một thị trường đủ mạnh, nhà đầu tư sẵn sàng mua đuổi – tức là mua với giá cao để bán ở mức giá cao hơn. Khi đó, sử dụng breakout đồng nghĩa với việc nhà đầu tư chấp nhận đi theo cơ chế thị trường hiện tại. Thông thường, vào lúc thị trường có thanh khoản tăng tối thiểu 50% so với mức trung bình của 20 phiên giao dịch trước đó, giá breakout sẽ vượt ngưỡng kháng cự.
- Dựa vào các chỉ báo giao dịch: Trong đầu tư, đặc biệt là chứng khoán hoặc ngoại hối, chỉ báo là yếu tố cực kỳ quan trọng. Khi giá vượt khỏi ngưỡng kháng cự, đồng thời tạo hiện tượng giá tăng tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, song song với đó chỉ báo lại tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước – đây là hiện tượng tạo phân kỳ âm. Tất cả là dấu hiệu thể hiện cho xu hướng tăng giá tiếp theo. Ngược lại nếu giá vượt đáy dưới mức hỗ trợ, đồng thời tạo phân kỳ dương, nhà đầu tư nên chuẩn bị tâm lý giá sẽ giảm.
Cách khắc phục:
- Điều kiện vào lệnh mua breakout: Khi đồ thị giá của chỉ số đang ở xu hướng tăng trung và dài hạn. Breakout đóng cửa trên vùng kháng cự cùng, khối lượng giao dịch trên mức trung bình 20 phiên giao dịch gần nhất.
- Điều kiện vào lệnh bán breakout: Khi đồ thị giá của chỉ số đang ở xu hướng giảm trong trung và dài hạn. Breakout đóng cửa nằm dưới vùng hỗ trợ, cùng khối lượng giao dịch lớn hơn mức trung bình 20 phiên giao dịch gần nhất.
- Nên chờ retest mới đặt lệnh: Khi giá breakout trong phiên giao dịch tăng mạnh, khoảng cách từ giá mua đến giá cắt lỗ quá lớn. Lúc này, nhà đầu tư nên chờ đến nhịp retest rồi hãy tham gia để đảm bảo an toàn, tránh rủi ro cũng như kéo dài thời gian vào lệnh.
Các chỉ báo dùng để xác định điểm breakout
Có 2 chỉ báo chủ yếu được nhiều nhà đầu tư yêu thích để xác định điểm breakout:
- RSI – chỉ báo nổi tiếng được giới đầu tư tin chọn. RSI phản ánh tín hiệu phân kỳ giúp xác định sức mạnh của mức giá.
- MACD là chỉ báo động lượng: Nếu MACD cho thấy động lượng thị trường đang tăng lên, giá lại có xu hướng tiếp cận một ngưỡng cản nào đó ⇒ nhà đầu tư có thể kỳ vọng một breakout theo xu hướng tăng. Nếu MACD cho thấy động lượng giảm, nhà giao dịch có thể mong đợi về sự đảo chiều từ ngưỡng cản là một breakout.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về hiện tượng Breakout, từ đó nhận biết và đưa ra chiến lược phù hợp nhất.
Bình luận