Bối cảnh thị trường đang rất đáng sợ?
Chúng Ta Đang Ở Trong Một Giai Đoạn Chuyển Giao Quan Trọng, Ảnh Hưởng Cực Lớn Đến Vận Mệnh Tài Chính Của Mỗi Người.
Với kết quả công bố CPI vừa rồi, thị trường Mỹ tiếp tục tăng cao. Chỉ số DJI chỉ còn cách đỉnh cũ một bước chân. Chuyện tưởng rằng không thể trong bối cảnh lãi suất từ FED vẫn giữ cao đang diễn ra.
Với việc đơn giản là thằng mạnh là thằng sống sót trong bối cảnh rối ren, thị trường Mỹ, Ấn Độ, Đức đang là những điểm sáng của CK toàn cầu.
Các nhận định thị trường Mỹ sẽ đổ sập như cách mà Michale Burry đã hedging vị thế của mình 4 tháng trước hoàn toàn fail. Nhiều bạn không hiểu về VIX, đem VIX tăng làm cớ cho thị trường Mỹ giảm mạnh cũng đã thất bại.
Nhiều anh chị em trong nước cũng đã "kỳ vọng" vào một kết quả thê thảm của thị trường chứng khoán VN đến nay vẫn chưa có kết quả. Kinh doanh, sản xuất cùng đi xuống, tín dụng tăng trưởng kém, rủi ro nợ xấu phình to, số lượng tài khoản bỏ thị trường ngày một tăng, dòng vốn ngoại không ngừng rút. Vậy mà thị trường vẫn chỉ ở giai đoạn sideway, không thực sự có discount giảm mạnh.
=> Mình không chống lại thị trường, và chỉ xem sự bất thường này như một sự thú vị của chu kỳ. Có chút đáng sợ trong đó nhưng đủ hay để kiên trì với kế hoạch đề ra.
___
2024 sẽ thế nào? Đáng sợ hơn, cao trào hơn?
Bối cảnh kiểu như hiện tại mới thực sự đáng sợ khi tương lai khó nắm bắt. Một cuộc khủng hoảng tiềm tàng vẫn đang chờ đợi trong 2024-2025. Mỗi cá nhân với việc xây dựng tuyến phòng thủ tài chính cho riêng mình là cần thiết. Sự đào thải sẽ càng gia tăng ở những thị trường quá nóng trước đó. Nhiều ngành mới hợp thời đại với chi phí thấp sẽ nắm thời cơ chiếm lĩnh dòng tiền, tạo ra nhiều hot trending mới. Giai đoạn tới, càng bảo thủ với những gì đang có càng dễ mất nhiều hơn được. Linh hoạt theo dòng chảy dòng tiền là thứ mà bất kì nam, nữ, già, trẻ đều phải tập trôi mình theo.
Nếu bạn không rõ việc "hợp thời đại" nó quan trọng tới túi tiền cỡ nào thì hãy nhìn Nhật Bản. Sau khi TTCK Nhật Bản tạo đỉnh lịch sử vào năm 1989 và sụp đổ kéo dài đến 2008. TTCK chứng khoán Nhật đã trải qua giai đoạn gần 15 năm tịnh tiến tăng giá dưới chính sách hạ lãi suất cực thấp và đã lấy lại được 80% chặng giảm của giai đoạn 1989-2008. Vậy dù bạn có tài giỏi đến đâu, tiềm lực tài chính khỏe như rồng thì nhìn nhận sai giai đoạn của chu kỳ tài sản, bạn cũng rất khó để tồn tại.
Nếu giai đoạn của chu kỳ tài sản là thứ cần "hợp thời đại" và lấy ví dụ TTCK Nhật Bản có timeframe quá dài làm bạn khó nghĩ, thì đơn giản hơn hãy so sánh cung-cầu, giá mua-bán của xe hơi tại Việt Nam giai đoạn dịch bệnh COVID-19 và hiện tại.
_____
Do đó, 2024-2025:
Chênh lệch lớn giữa cung-cầu sẽ áp đặt lên mọi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, đa thị trường trong 2024-2025. Một giai đoạn mà sự dư thừa trong sản xuất, và vấn đề quá "ngáo" về giá trị của những tài sản hiện hữu sẽ làm dòng tiền rối loạn trong việc định hướng trong thời gian đầu. Ổn định và chấp nhận vào giữa giai đoạn. Xác định và tấn công vào pha cuối.
=> Theo mình đây là thách thức và là cơ hội rất đáng giá của thập niên 2020s. Nếu 1960s-1980s là trào lưu của doanh nghiệp bán lẻ, sản xuất và kinh doanh truyền thống, cùng sự ra đời của thứ gọi là "TECH-trend"; Dot-com là trào lưu nửa cuối 1990s theo sự phát triển của internet; Thời đại của cryptocurrency với sự ra đời của Bitcoin vào nửa cuối 2000s. Và 2020s, mình tin sẽ sinh ra một trào lưu mới trên thị trường đầu tư tài chính làm tâm điểm thu hút dòng tiền tài chính toàn cầu. Nhiệm vụ đề ra là tìm kiếm và nắm bắt.
____
Nội dung khá dài, nhưng bạn chịu khó đọc đến đây thì có nghĩa bạn là người cũng đam mê với việc đầu tư và tìm kiếm cơ hội. Comment ý tưởng của bạn nhé.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận