menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đinh Thị Ngân

Bộ Giao thông vận tải quyết liệt hơn giải ngân nốt 20.000 tỷ vốn đầu tư công cuối năm

Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng, việc giải ngân hơn 20.000 tỷ đồng vốn đầu tư công còn lại của ngành Giao thông trong những tháng cuối năm đang là áp lực không nhỏ. Điều này đòi hỏi các Ban Quản lý dự án (BQLDA), chủ đầu tư, nhà thầu phải quyết liệt trong tổ chức thi công, lấy cơ sở giải ngân vốn làm thước đo hoàn thành nhiệm vụ.

Áp lực lớn

Báo cáo kết quả giải ngân của Bộ GTVT trong 10 tháng năm 2022 cho thấy, đến hết tháng 10/2022, Bộ GTVT dự kiến giải ngân khoảng 30.134 tỷ đồng, đạt 59,9% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, số vốn ODA đã giải ngân được 2.991 tỷ đồng (đạt 61,3%), vốn trong nước giải ngân được 27.143 tỷ đồng, đạt 59,7% kế hoạch. Riêng tháng 10/2022, Bộ GTVT giải ngân vẫn duy trì ở mức cao hơn bình quân chung của các bộ, ngành, nhưng vẫn chậm so với kế hoạch đề ra khoảng 655 tỷ đồng và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021 (66,1%). Từ nay tới cuối năm, số vốn Bộ GTVT cần tiếp tục giải ngân khoảng 20.194 tỷ đồng (chiếm 40,1%).

Đáng chú ý, 12 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam giai đoạn II 2021 - 2025 cần giải ngân hơn 6.500 tỷ đồng chủ yếu cho công tác giải phóng mặt bằng (GPMB); 11 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam giai đoạn I 2017 - 2020 cần giải ngân khoảng gần 3.910 tỷ đồng; các dự án ODA cần giải ngân khoảng 2.494 tỷ đồng; các dự án quan trọng, cấp bách cần giải ngân gần 1.514 tỷ đồng. Nhóm các dự án giao thông còn lại cần giải ngân khoảng 5.470 tỷ đồng.

Về các dự án giao thông có kết quả giải ngân chậm, Bộ GTVT nêu rõ, đến hết tháng 10/2022, có 8 dự án chậm giải ngân do vướng GPMB và lựa chọn nhà thầu gồm: Cao tốc Bắc Nam đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn; gia cố các hầm yếu và cải tạo tuyến đường sắt Vinh - Nha Trang; dự án nâng cấp các công trình thiết yếu đường sắt Hà Nội - Vinh và Nha Trang - Sài Gòn; dự án Cầu Rạch Miễu 2, Tân Vạn - Nhơn Trạch; dự án Kênh Chợ Gạo và dự án tuyến tránh phía Đông TP Buôn Ma Thuột...

Bên cạnh đó có 9 dự án chậm giải ngân do tiến độ thi công "ì ạch" gồm: Cao tốc Bắc Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt; tuyến tránh QL1A đoạn qua TP Cà Mau và nâng cấp QL1A qua tỉnh Sóc Trăng; dự án Mỹ Thuận - Cần Thơ; dự án nâng cấp QL279B; dự án nâng cấp, cải tạo QL37; dự án nâng cấp, cải tạo QL21B (Chợ Dầu - Ba Đa); dự án nâng cấp QL15 qua Thanh Hóa.

Ngoài ra có 11 dự án giải ngân chậm do chưa hoàn chỉnh hồ sơ gồm: Dự án nâng cấp QL53 qua Trà Vinh; dự án cao tốc Bắc Nam đoạn Cam Lộ - La Sơn, Nha Trang - Cam Lâm; dự án đường cất/ hạ cánh sân bay Nội Bài; dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng MêKông, đường cất/ hạ cánh Tân Sơn Nhất; dự án nâng cấp các cầu yếu và trụ chống va xô và Cát Linh - Hà Đông; Sở Hà Nam: Tuyến đường nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và dự án nâng cấp QL24 qua Kon Tum, QL57 qua Bến Tre.

Quyết liệt đảm bảo tiến độ

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ nhận định, mặc dù kết quả giải ngân vốn đầu tư công của Bộ GTVT cao hơn so với mặt bằng chung cả nước, nhưng số vốn còn lại khá lớn. Bên cạnh sự căng thẳng về tiến độ của dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn I, các dự án thành phần giai đoạn II phải đảm bảo khởi công trước 31/12/2022, nên công tác đấu thầu, phần chia gói thầu phải hoàn thành trong tháng 11/2022. Vì vậy, Bộ GTVT đề xuất Chính phủ cho chủ trương để công tác chuẩn bị đầu tư dự án bắt kịp với tiến độ yêu cầu, đảm bảo cuối năm 2022, ở 12 địa phương có dự án đi qua sẽ có ít nhất 1 gói thầu được khởi công.

Để đảm bảo mục tiêu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng yêu cầu các chủ đầu tư, BQLDA quyết liệt giải ngân nhưng phải giám sát theo tiến độ, không chỉ là tạm ứng; điều chuyển vốn những dự án có kết quả giải ngân chậm sang dự án giải ngân nhanh, xử lý dứt điểm các tồn đọng trong công tác quyết toán các dự án để nâng cao hiệu quả giải ngân vốn. Riêng 4 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam giai đoạn I có kế hoạch về đích năm 2022 phải siết tiến độ hàng tuần, trong đó, dự án cao tốc thành phần Cam Lộ - La Sơn phải thông xe, đưa vào khai thác, 3 dự án thành phần Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây phải thông xe kỹ thuật (thảm nhựa và lắp đặt dải phân cách).

Đối với các dự án trọng điểm khác, Bộ GTVT yêu cầu Cục Quản lý đầu tư xây dựng chỉ đạo các chủ đầu tư, BQLDA tập trung với trách nhiệm cao nhất, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thủ tục, kịp thời báo cáo vướng mắc, để tháo gỡ và đảm bảo tiến độ khởi công như: Các dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn II, dự án thành phần 2 cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, dự án thành phần 2 cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Nhà ga hành khách T3...

Bên cạnh tiến độ các công trình giao thông phải quyết liệt thi công, với các dự án bị ảnh hưởng bởi mưa lũ thời gian qua, Bộ GTVT yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam chủ động phương án vật tư dự phòng để triển khai nhanh nhất công tác khắc phục hậu quả thiên tai, nhất là trên các tuyến quốc lộ, cao tốc trọng điểm để bù tiến độ.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại